Giải bài 9: Căn bậc ba - Sách phát triển năng lực trong môn toán 9 tập 1 trang 35. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
1. Bài toán khó thời cổ đại
Xác định các căn bậc ba của các số:
- 64 ; 125 ; 80 ; -8 ; 33
Từ đó hãy cho biết:
a, Mỗi số a có mấy căn bậc ba.
b, Số âm có căn bậc ba hay không
Hướng dẫn:
- 64 = (-4)$^{3}$ => $\sqrt[3]{-64}$ = -4
125 = 5$^{3}$ => $\sqrt[3]{125}$ = 5
80 = 2$^{3}$.10 => $\sqrt[3]{80}$ = 2$\sqrt[3]{10}$
-8 = (-2)$^{3}$ => $\sqrt[3]{-8}$ = -2
$\sqrt[3]{33}$
a, Mỗi số a có một căn bậc ba
b, Số âm cũng có căn bậc ba
2. Tính chất của căn bậc ba
a, Cho dãy số dưới đây:
-8; 4; -25; -9; 49; 20; -33; 16; 64
i, Sắp xếp dãy số trên theo chiều tăng dần từ trái qua phải.
ii, Sử dụng máy tính bỏ túi để tìm căn bậc ba của các số trong dãy trên và sắp xếp các căn bậc ba theo chiều tăng dần từ trái qua phải.
iii, Từ i và ii, em có rút ra nhận xét?
iv, Không sử dụng máy tính bỏ túi, hãy so sánh giá trị của 3 và $\sqrt[3]{25}$
b, Đưa ra hai ví dụ để minh họa cho tính chất sau của căn bậc ba.
- $\sqrt[3]{a.b}$ = $\sqrt[3]{a}$.$\sqrt[3]{b}$
- $\sqrt[3]{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt[3]{b}}$ với $b\neq 0$
Hướng dẫn:
a, i. Sắp xếp dãy số theo chiều tăng dần: -33 < -25 < -9 < - 8 < 4 < 16 < 20 < 49 < 64
ii. $\sqrt[3]{-33}$ = -3,20753; $\sqrt[3]{-25}$ = -2,9240; $\sqrt[3]{-9}$ = -2,0801; $\sqrt[3]{-8}$ = 2; $\sqrt[3]{4}$ = 1,5874; $\sqrt[3]{16}$ = 2,5198; $\sqrt[3]{20}$ = 2,7144; $\sqrt[3]{49}$ = 3,6593; $\sqrt[3]{64}$ = 4
Sắp xếp các căn bậc ba theo chiều tăng dần:
$\sqrt[3]{-33}$ < $\sqrt[3]{-25}$ < $\sqrt[3]{-9}$ < $\sqrt[3]{-8}$ < $\sqrt[3]{4}$ < $\sqrt[3]{16}$ < $\sqrt[3]{20}$ < $\sqrt[3]{49}$ < $\sqrt[3]{64}$
iii, Nhận xét: Với hai số a và b, ta có a < b <=> $\sqrt[3]{a}$ < $\sqrt[3]{b}$
iv, Ta có 3$^{3}$ = 27 => 3 = $\sqrt[3]{27}$
Mà 27 > 25 => $\sqrt[3]{27}$ > $\sqrt[3]{25}$ => 3 > $\sqrt[3]{25}$
b, Ví dụ:
- $\sqrt[3]{a.b}$ = $\sqrt[3]{a}$.$\sqrt[3]{b}$
VD1: $\sqrt[3]{8.27}$ = $\sqrt[3]{72}$ = 6; $\sqrt[3]{8}$.$\sqrt[3]{27}$ = 2.3 = 6
VD2: $\sqrt[3]{8.64}$ = $\sqrt[3]{512}$ = 8; $\sqrt[3]{8}$.$\sqrt[3]{64}$ = 2.4 = 8
- $\sqrt[3]{\frac{a}{b}}=\frac{\sqrt[3]{a}}{\sqrt[3]{b}}$ với $b\neq 0$
VD1: $\sqrt[3]{\frac{64}{8}}=\sqrt[3]{8}=2$; $\frac{\sqrt[3]{64}}{\sqrt[3]{8}}=\frac{4}{2}=2$
VD2: $\sqrt[3]{\frac{216}{27}}=\sqrt[3]{8}=2$; $\frac{\sqrt[3]{216}}{\sqrt[3]{27}}=\frac{8}{3}=2$
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Rút gọn biểu thức
a, $\sqrt[3]{27}$ + $\sqrt[3]{8}$ - $\sqrt[3]{125}$;
b, $\sqrt[3]{-1000}$ + $\sqrt[3]{54}$ - $\sqrt[3]{128}$;
c, $\sqrt[3]{0,5}$.$\sqrt[3]{1,25}$.$\sqrt[3]{1,6}$;
d, $\frac{\sqrt[3]{135}}{\sqrt[3]{5}}+\sqrt[3]{108}.\sqrt[3]{2}$
2. So sánh
a, $2\sqrt[3]{4}$ và $\sqrt[3]{32}$;
b, $5\sqrt[3]{6}$ và $6\sqrt[3]{5}$;
c, $\sqrt[3]{120}$ và 6;
d, $3\sqrt[3]{4}$ và $4\sqrt[3]{3}$
3. Rút gọn các biểu thức sau
a, $\sqrt[3]{27a^{3}}+2a$;
b, $\sqrt[3]{(a+2)^{3}}+\sqrt[3]{(a-3)^{3}}$;
c, $\frac{a-4}{\sqrt[3]{a^{3}}-\sqrt{a}-2}$;
d, $\sqrt[3]{x^{3}+1+3x(x+1)}-\sqrt[3]{(x-1)^{3}}$
4. Giải phương trình
a, $\sqrt[3]{2x+3}=3$; b, $3-\sqrt[3]{2-x}=7$;
c, $3\sqrt[3]{x-2}=-1$; d, $\sqrt[3]{x-\frac{5}{2}}=\frac{2}{5}$.
5. Rút gọn các biểu thức dưới đây
a, $(1+\sqrt{2})^{3}+(1-\sqrt{2})^{3}$;
b, $\sqrt[3]{10+6\sqrt{3}}$;
c, $\frac{4+2\sqrt{3}}{\sqrt[3]{10+6\sqrt{3}}}$;
d, $\sqrt{3+\sqrt{3}+\sqrt[3]{10+6\sqrt{3}}}$.
6. Chứng minh rằng $x=\sqrt[3]{\sqrt{5}+2}-\sqrt[3]{\sqrt{5}-2}$ là một nghiệm của phương trình:
x$^{3}$ + 3x - 4 = 0
7. Cho $B=\sqrt[3]{1007+\sqrt{1014048}}+\sqrt[3]{1007-\sqrt{1014048}}$
Tính giá trị của biểu thức $B^{3}-3B+2$