Giải bài 3: Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương - Sách phát triển năng lực trong môn toán 9 tập 1 trang 16. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
1. Sử dụng máy tính bỏ túi để so sánh:
a, $\sqrt{36.4}$ và $\sqrt{36}.\sqrt{4}$
b, $\sqrt{50.2}$ và $\sqrt{50}.\sqrt{2}$
Từ hoạt động trên em có rút ra nhận xét gì về mối quan hệ của $\sqrt{a.b}$ và $\sqrt{a}.\sqrt{b}$ với a, b là các số không âm? Nếu a, b là các số âm thì nhận xét trên còn đúng hay không? Giải thích.
Hướng dẫn:
Sử dụng máy tính tính ta có:
a, $\sqrt{36.4}$ = $\sqrt{36}.\sqrt{4}$
b, $\sqrt{50.2}$ = $\sqrt{50}.\sqrt{2}$
Nhận xét: $\sqrt{a.b}$ = $\sqrt{a}.\sqrt{b}$ với a, b là các số không âm
Với a, b là các số âm thì nhận xét trên không còn đúng vì khi đó $\sqrt{a}$ và $\sqrt{b}$ không có nghĩa.
Điền vào chỗ chấm để hoàn thành định lí sau:
Định lí: Với hai số a và b không âm, ta có: $\sqrt{a.b}$ = ....
Áp dụng định lí trên, chứng minh rằng với các số a, b, c không âm, ta có: $\sqrt{a.b.c}$ = $\sqrt{a}.\sqrt{b}.\sqrt{c}$
Hướng dẫn:
Định lí: Với hai số a và b không âm, ta có: $\sqrt{a.b}$ = $\sqrt{a}.\sqrt{b}$
Chứng minh: $\sqrt{a.b.c}$ = $\sqrt{(a.b).c}$ = $\sqrt{a.b}.\sqrt{c}$ = $\sqrt{a}.\sqrt{b}.\sqrt{c}$
2. Áp dụng định lí
a. Tính giá trị biểu thức B = $\sqrt{90.40}$ bằng hai cách
Điền vào chỗ chấm để hoàn thành quy tắc sau:
Muốn khai phương một tích của các số không âm, ta có thể ................. rồi ...................... với nhau.
Hướng dẫn:
Cách 1: B = $\sqrt{90.40}$ = $\sqrt{3600}$ = 60
Cách 2: B = $\sqrt{90.40}$ = $\sqrt{9.4.100}$ = $\sqrt{9}.\sqrt{4}.\sqrt{100}$ = 3.2.10 = 60
Quy tắc:
Muốn khai phương một tích của các số không âm, ta có thể khai phương từng thừa số rồi nhân các kết quả với nhau.
b. Trình bày những khó khăn khi tính giá trị của các biểu thức sau mà không sử dụng đến máy tính bỏ túi:
C = $\sqrt{12}.\sqrt{3}$; D = $\sqrt{0,1}.\sqrt{10}.\sqrt{4}$
Điền vào chỗ chấm để hoàn thành quy tắc:
Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể ...................... với nhau rồi ..................... kết quả đó.
Hướng dẫn:
Khó khăn: Nếu không dùng máy tính thì không thể khai phương được các số 12; 3; 0,1; 10 vì giá trị của chúng sẽ là những số thập phân vô hạn không tuần hoàn.
Quy tắc:
Muốn nhân các căn bậc hai của các số không âm, ta có thể nhân các số dưới dấu căn với nhau rồi khai phương kết quả đó.
c, Áp dụng
Rút gọn các biểu thức sau với a, b là các số không âm.
i. $\sqrt{2a}.\sqrt{8a}$
ii. $\sqrt{16ab^{2}}.\sqrt{a}$
iii. $\sqrt{3a}.\sqrt{4a^{2}b^{2}}.\sqrt{3ab^{2}}$
iv. $\sqrt{a^{3}}.\sqrt{2a^{2}b^{2}}.\sqrt{32ab^{2}}$
Hướng dẫn:
i. $\sqrt{2a}.\sqrt{8a}$ = $\sqrt{2a.8a}=\sqrt{16a^{2}}$ = 4a
ii. $\sqrt{16ab^{2}}.\sqrt{a}$ = $\sqrt{16ab^{2}.a}=\sqrt{16a^{2}b^{2}}$ = 4ab
iii. $\sqrt{3a}.\sqrt{4a^{2}b^{2}}.\sqrt{3ab^{2}}$ = $\sqrt{3a.3ab^{2}}.\sqrt{4a^{2}b^{2}}$
= $\sqrt{9a^{2}b^{2}}.\sqrt{4a^{2}b^{2}}$ = $3ab.2ab= 6a^{2}b^{2}$
iv. $\sqrt{a^{3}}.\sqrt{2a^{2}b^{2}}.\sqrt{32ab^{2}}$ = $\sqrt{a^{3}.2a^{2}b^{2}.32ab^{2}}$
= $\sqrt{64a^{6}b^{4}}=8a^{3}b^{2}$
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 1: Trang 18 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1
Tính giá trị các biểu thức sau:
a. $\sqrt{49.36.25}$
b. $\sqrt{12,5}.\sqrt{0,2}.\sqrt{0,1}$
c. $(\sqrt{18}+3\sqrt{128}).\sqrt{2}$
d. $\sqrt{27}+\sqrt{12}-\sqrt{75}$
Câu 2: Trang 18 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1
Áp dụng quy tắc nhân các căn bậc hai, hãy tinh:
a. $\sqrt{2}.\sqrt{32}$ b. $\sqrt{2,5}.\sqrt{0,1}.\sqrt{0,04}$
c. $\sqrt{\frac{1}{2}}.\sqrt{200}$ d. $\sqrt{30}.\sqrt{2}.\sqrt{15}$
Câu 3: Trang 18 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1
Rút gọn các biểu thức:
a. $\sqrt{0,25a^{2}}$ với $a\geq 0$;
b. $\sqrt{49.(a-2)^{2}}$ với $a\leq 2$;
c. $\sqrt{(8-2a)^{2}}$ với $a\geq 4$;
d. $\sqrt{a^{4}(5-a)^{2}}$ với $a\geq 5$.
Câu 4: Trang 18 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1
Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính:
a. $\sqrt{25^{2}-7^{2}}$ b. $\sqrt{41^{2}-9^{2}}$
c. $\sqrt{153^{2}-135^{2}}$ d. $\sqrt{370^{2}-352^{2}}$
Câu 5: Trang 18 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1
Ta có thể sử dụng phép khai phương để giải một dạng phương trình bậc hai cơ bản. Ví dụ với a > 0 phương trình x$^{2}$ = a có hai nghiệm thực x = $\sqrt{a}$ và x = -$\sqrt{a}$. Hai nghiệm này thường được viết gộp dưới dạng x = $\pm \sqrt{a}$ (đọc là "cộng trừ căn bậc hai của a"). Dựa vào gợi ý trên, em hãy giải các phương trình dưới đây:
a. x$^{2}$ = 9; b. 2x$^{2}$ = 50;
c. 3x$^{2}$ + 5 = 50; d. 1 - x$^{2}$ = -35;
e. (x - 1)$^{2}$ = 4; f. 2(2x - 1)$^{2}$ = 32.
Câu 6: Trang 18 sách phát triển năng lực toán 9 tập 1
Chứng minh rằng những cặp số dưới đây là nghịch đảo của nhau
a. $2-\sqrt{3}$ và $2+\sqrt{3}$
b. $\sqrt{2018}-\sqrt{2017}$ và $\sqrt{2018}+\sqrt{2017}$
c. $\frac{3-\sqrt{5}}{2}$ và $\frac{+\sqrt{5}}{2}$
d. $\frac{4-\sqrt{7}}{3}$ và $\frac{4+\sqrt{7}}{3}$