A. Tổng hợp kiến thức

1. Định lí Côsin

  • Trong tam giác ABC bất kì với $BC = a ; CA=b ; AB =c$, ta có:

$a^{2}=b^{2}+c^{2}-2bc\cos A$

$b^{2}=a^{2}+c^{2}-2ac\cos B$

$c^{2}=a^{2}+b^{2}-2ab\cos C$

Hệ quả

$\cos A=\frac{b^{2}+c^{2}-a^{2}}{2bc}$

$\cos B=\frac{a^{2}+c^{2}-b^{2}}{2ac}$

$\cos C=\frac{a^{2}+b^{2}-c^{2}}{2ab}$

2. Định lí sin

  • Trong tam giác ABC bất kì với $BC = a ; CA=b ; AB =c$, R là bán kính đường tròn ngoại tiếp ,ta có:
$\frac{a}{\sin A}=\frac{b}{\sin B}=\frac{c}{\sin C}=2R$

3. Công thức tính diện tích tam giác 

  • Cho tam giác ABC bất kì với $BC = a ; CA=b ; AB =c$, R và r lần lượt là bán kính đường tròn ngoại tiếp và nội tiếp tam giác ; $p=\frac{a+b+c}{2}$ là nửa chu vi tam giác , ta có :

$S=\frac{1}{2}ab\sin C=\frac{1}{2}bc\sin A=\frac{1}{2}ac\cos B$

$S=\frac{abc}{4R}$

$S=p.r$

$S=\sqrt{p(p-a)(p-b)(p-c)}$  - công thức Hê-rông

Đặc biệt:

  • Dựa vào hệ thức lượng trong tam giác , ta có thể áp dụng để giải tam giác cũng như việc đo đạc ở thực tế.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 1: Trang 59 - sgk hình học 10

Cho tam giác ABC vuông tại A, $\widehat{B}=58^{\circ}$ và cạnh a = 72cm. Tính $\widehat{C}$, cạnh b và đường cao h.

Câu 2: Trang 59 - sgk hình học 10

Cho tam giác ABC biết các cạnh a = 52,1cm, b = 85cm, c = 54cm. Tính các góc $\widehat{A},\widehat{B},\widehat{C}$.

Câu 3: Trang 59 - sgk hình học 10

Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=120^{\circ}$ , cạnh b = 8cm và c = 5cm. Tính cạnh a, các góc $\widehat{B} , \widehat{C}$ của tam giác đó.

Câu 4: Trang 59 - sgk hình học 10

Tính diện tích S của tam giác có số đo các cạnh lần lượt là 7, 9 và 12.

Câu 5: Trang 59 - sgk hình học 10

Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=120^{\circ}$. Tính cạnh BC, cho biết cạnh AC = m và cạnh AB = n.

Câu 6: Trang 59 - sgk hình học 10

Tam giác ABC có các cạnh a = 8cm, b = 10cm và c = 13cm.

a) Tam giác đó có góc tù không?

b) Tính độ dài trung tuyến MA của tam giác ABC đó.

Câu 7: Trang 59 - sgk hình học 10

Tính góc lớn nhất của tam giác ABC biết:

a) Các cạnh a = 3cm, b = 4cm và c = 6cm;

b) Các cạnh a = 40cm, b = 13cm, c = 37cm.

Câu 8: Trang 59 - sgk hình học 10

Cho tam giác ABC biết cạnh a = 137,5cm, $\widehat{B}=83^{\circ}$ và $\widehat{C}=57^{\circ}$. Tính góc A, bán kính R của đường tròn ngoại tiếp, cạnh b và c của tam giác.

Câu 9: Trang 59 - sgk hình học 10

Cho hình bình hành ABCD có AB = a, BC = b, BD = m, AC = n.

Chứng minh rằng: $m^{2} + n^{2} = 2(a^{2} + b^{2})$.

Câu 10: Trang 60 - sgk hình học 10

Hai chiếc tàu thủy P và Q cách nhau 300m. Từ P và Q thẳng hàng với chân A của tháp hải đăng AB ở trên bờ biển người ra nhìn chiều cao AB của tháp dưới các

góc $\widehat{BPA}=35^{\circ}$ và $\widehat{BQA}=48^{\circ}$. Tính chiều cao của tháp.

Câu 11: Trang 60 - sgk hình học 10

Muốn đo chiều cao của Tháp Chàm Por Klong Garai ở Ninh Thuận, người ta lấy hai điểm A và B trên mặt đất có khoảng cách AB = 12 m cùng thẳng hàng với chân C của tháp để đặt hai giác kế (hình bên). Chân của giác kế có chiều cao h = 1,3m. Gọi D là đỉnh tháp và hai điểm $A_{1}, B_{1}$ cùng thẳng hàng với $C_{1}$ thuộc chiều cao CD của tháp. Người ta đo được $\widehat{DA_{1}C_{1}}=49^{\circ}$ và$\widehat{DB_{1}C_{1}}=35^{\circ}$. Tính chiều cao CD của tháp đó.

Hướng dẫn giải câu 11 bài Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác