Giải bài 1: Một số hệ thức về cạnh và đường cao trong tam giác vuông - Sách phát triển năng lực trong môn toán 9 tập 1 trang 61. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
a, Tìm các tam giác đồng dạng với tam giác ABC.
b, Tìm các cặp tam giác đồng dạng với nhau.
Hướng dẫn:
a, Các tam giác đồng dạng với tam giác ABC là: tam giác HBA và tam giác HCA
b, Các cặp tam giác đồng dạng với nhau là:
$\Delta ABC\sim \Delta HBA$ (g-g)
$\Delta ACB\sim \Delta HCA$ (g-g)
$\Delta HBA\sim \Delta HAC$ (g-g)
2. Trong hình 1.1, kí hiệu BC = a, AC = b, AB = c.
Đường cao ứng với cạnh huyền là AH = h, các hình chiếu của AC, AB trên cạnh huyền lần lượt là CH = b'; BH = c'.
a, Tìm các cặp tam giác đồng dạng trong hoạt động 1b có chứa các cạnh có độ dài b, a, b'. Từ đó chứng minh b$^{2}$ = a.b'
b, Chứng minh c$^{2}$ = a.c'
c, Từ kết quả của hoạt động 2a, 2b hãy chứng minh định lý Py-ta-go.
d, Từ kết quả của hoạt động 2a, 2b, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành định lí về hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền.
e, Tính x, y trong hình 1.2:
Hướng dẫn:
a, $\Delta ACB\sim \Delta HCA$ => $\frac{AC}{HC}=\frac{CB}{CA}$ => $\frac{b}{b'}=\frac{a}{b}$ => b$^{2}$ = a.b'
b, $\Delta ABC\sim \Delta HBA$ => $\frac{AB}{HB}=\frac{BC}{BA}$ => $\frac{c}{c'}=\frac{a}{c}$ => c$^{2}$ = a.c'
c, Ta có: b$^{2}$ + c$^{2}$ = a.b' + a.c' = a.(b' + c') = a.a = a$^{2}$
Hay AB$^{2}$ + AC$^{2}$ = BC$^{2}$
d,
Định lí 1:
Trong một tam giác vuông, bình phương mỗi cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và hình chiếu của cạnh góc vuông đó trên cạnh huyền.
e, Áp dụng định lý Py - ta - go ta có:
MP$^{2}$ + MN$^{2}$ = NP$^{2}$ => MP = $\sqrt{NP^{2}-MN^{2}}$ = $\sqrt{20^{2}-12^{2}}$ = 16
Áp dụng định lí 1 ta có:
12$^{2}$ = x.20 => x = $\frac{12^{2}}{20}$ = 7,2
16$^{2}$ = y.20 => y = $\frac{16^{2}}{20}$ = 12,8
3. a, Tìm cặp tam giác đồng dạng trong hoạt động 1b có chứa các cạnh h, b', c'. Từ đó chứng minh h$^{2}$ = b'.c'
b, Từ kết quả hoạt động 3a, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành định lí về hệ thức gữa đường cao ứng với cạnh huyền và các hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
c, Tính x, y trong hình 1.3:
Hướng dẫn:
a, $\Delta HBA\sim \Delta HAC$ => $\frac{HB}{HA}=\frac{HA}{HC}$ => $\frac{c'}{h}=\frac{h}{b'}$ => h$^{2}$ = b'.c'
b,
Định lí 2:
Trong một tam giác vuông, bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tích hai hình chiếu của hai cạnh góc vuông trên cạnh huyền.
c, Áp dụng định lí 2 ta có:
2$^{2}$ = 1.x => x = 4
Áp dụng định lý Py - ta - go trong tam giác MKP vuông tại K ta có:
y$^{2}$ = 2$^{2}$ + x$^{2}$ = 2$^{2}$ + 4$^{2}$ = 20
=> y = $\sqrt{20}=2\sqrt{5}$
4. a, Trong hình 1.1, hãy tính diện tích tam giác ABC theo hai cách từ đó chứng minh hệ thức b.c = a.h
b, Từ kết quả của hoạt động 4a, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm đề hoàn thành định lí về hệ thức giữa cạnh huyền, đường cao ứng với cạnh huyền và hai góc vuông.
c, Tính x, y trong hình 1.4:
Hướng dẫn:
a, SABC = $\frac{1}{2}$.b.c = $\frac{1}{2}$.h.a
=> b.c = a.h
b,
Định lí 3:
Trong một tam giác vuông, tích hai cạnh góc vuông bằng tích của cạnh huyền và đường cao tương ứng.
c, Áp dụng định lí Py - ta - go cho tam giác PQR ta có:
x$^{2}$ = 5$^{2}$ + 7$^{2}$ = 74 => x = $\sqrt{74}\approx 8,6$
Áp dụng định lí 3 ta có:
5.7 = x.y => y = $\frac{5.7}{x}$ = $\frac{5.7}{\sqrt{74}}\approx 4,1$
5. a,Trong hình vẽ 1.1, sử dụng định lí Py-ta-go và kết quả của hoạt động 4a, biến đổi biểu thức $\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}$ và chứng minh rằng $\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}=\frac{1}{h^{2}}$.
b, Từ kết quả hoạt động 5a, em hãy điền từ thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành định lí về hệ thức giữa đường cao ứng với cạnh huyền và hai cạnh góc vuông.
c, Tính x trong hình 1.5.
Hướng dẫn:
a, Ta có: $\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}$ = $\frac{b^{2}+c^{2}}{b^{2}.c^{2}}$ (*)
Áp dụng định lý Py-ta-go cho hình 1.1:
a$^{2}$ = b$^{2}$ + c$^{2}$ (1)
Từ kết quả của hoạt động 4a:
b.c = a.h <=> $b^{2}.c^{2} = a^{2}.h^{2}$ (2)
Thay (1) vào (2) ta có: $b^{2}.c^{2} = (b^{2}+c^{2}).h^{2}$
<=> $\frac{b^{2}+c^{2}}{b^{2}.c^{2}}=\frac{1}{h^{2}}$ (**)
Từ (*) và (**) suy ra: $\frac{1}{b^{2}}+\frac{1}{c^{2}}=\frac{1}{h^{2}}$
b,
Định lý 4:
Trong một tam giác vuông, nghịch đảo bình phương đường cao ứng với cạnh huyền bằng tổng các nghịch đảo bình phương hai cạnh góc vuông.
c, Áp dụng định lí 4 ta có:
$\frac{1}{15^{2}}+\frac{1}{x^{2}}=\frac{1}{12^{2}}$.
=> $\frac{1}{x^{2}}=\frac{1}{12^{2}}-\frac{1}{15^{2}}=\frac{1}{400}$.
=> $\frac{1}{x}=\frac{1}{20}$ => x = 20
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, AB = 6cm, AC = 8cm (hình 1.6).
a, Em hãy điền vào chỗ chấm để hoàn thành lời giải tìm BH, AH.
Xét tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH.
Ta có:
* BC$^{2}$ = ............................ (định lí Py-ta-go)
= ........................ (vì AB = 6cm; AC = 8cm)
=> BC = .............
* AH.BC = ......................... (hệ thức giữa cạnh và đường cao trong tam giác vuông)
=> AH.BC = ...................... (Vì ................................)
=> AH = ........................
* ........................... = BH.BC (hệ thức giữa cạnh góc vuông và hình chiếu của nó trên cạnh huyền)
=> ......................... = BH.(.........) (vì ...............................)
=> BH = .................
b, Em hãy tìm thêm các cách khác để tính BH, AH.
2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Mỗi hình vẽ sau cho biết độ dài của hai trong 6 đoạn AB, AC, BC, HA, HB, HC (hình 1.7). Em hãy tìm độ dài các đoạn thẳng còn lại trong từng hình. Dựa vào cách trình bày của bài 1a, hình trình bày lời giải của em.
3. a, Cho hình 1.8, chứng minh rằng:
$b^{2}-c^{2}=b'^{2}-c'^{2}$; $\left ( \frac{b}{c} \right )^{2}=\frac{b'}{c'}$.
b, Vận dụng kết quả trong câu a giải các bài toán sau:
i. Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=90^{0}$, đường cao AH, $\frac{HB}{HC}=\frac{1}{4}$, BC = 25. Tính AB, AC, HB, HC, AH.
ii. Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=90^{0}$, đường cao AH, $\frac{HB}{HC}=\frac{9}{16}$, AH = 24. Tính BC, AB, AC, HB, HC.
iii. Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=90^{0}$, đường cao AH, $\frac{AB}{AC}=\frac{3}{4}$, BC = 125. Tính AB, AC, HB, HC, AH.
iv. Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=90^{0}$, đường cao AH, $\frac{AB}{AC}=\frac{5}{6}$, AH = 30. Tính BC, AB, AC, HB, HC.
4. Hình 1.9 là hình ảnh của một chiếc thước thợ (thước của thợ mộc dùng để đo góc vuông).
Làm thế nào để "đo" chiều cao của một cái cây bằng một chiếc thước thợ?
Em hãy đọc nội dung sau và cùng làm với Nam nhé.
Bạn Nam đã chọn được vị trí mà tại đó bạn ngắm dọc theo một cạnh của thước thì thẳng tới gốc cây, còn ngắm dọc theo cạnh kia thì thẳng tới ngọn cây (hình 1.10).
Bạn đo được khoảng cách từ vị trí đứng đến gốc cây là 2,55m, khoảng cách từ mắt bạn đến mặt đất là 1,52m.
a, Coi các vị trí: gốc cây, ngọn cây, mắt nhìn, vị trí đứng là các điểm. Em hãy đặt tên cho các điểm đó và chuyển nội dung bài toán đo chiều cao của cây thành bài tập hình học.
b, Ta thấy vị trí mắt nhìn với gốc cây và đỉnh ngọn cây tạo thành một tam giác vuông. Em hãy thiết lập công thức tính chiều cao của cây theo các yếu tố đã biết.
c, Hãy sử dụng máy tính bỏ túi để tính chiều cao của cây theo đơn vị mét (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai).
5. Cho tam giác ABC có $\widehat{A}=90^{0}$, đường cao AH. Kẻ HM $\perp $ AB tại M, HN $\perp $ AC tại N. Chứng minh:
a, AM.AB = AN.AC = HB.HC
b, AM.AB + AN.AC = 2.MN$^{2}$
c, $\frac{AB^{3}}{AC^{3}}=\frac{BM}{CN}$
d, AM.BM + AN.CN = AH$^{2}$
e, HM.AB + HN.AC = AB.AC
f, $\frac{1}{HM^{2}}=\frac{1}{AB^{2}}+\frac{1}{AC^{2}}+\frac{1}{BH^{2}}$
g, MN$^{3}$ = BC.BM.CN