Trắc nghiệm Online xin gửi tới các bạn bài học Tính diện hình thang, hình bình hành. Bài học cung cấp cho các bạn phương pháp giải toán và các bài tập vận dụng. Hi vọng nội dung bài học sẽ giúp các bạn hoàn thiện và nâng cao kiến thức để hoàn thành mục tiêu của mình..
A. PHƯƠNG PHÁP GIẢI
1. Tính diện tích hình thang
- Ta áp dụng công thức tính diện tích hình thang và định lí Py-ta-go
Diện tích hình thang bằng nửa tích của tổng hai đáy với chiều cao.
S = $\frac{1}{2}$(a+b).h
Ví dụ 1: Tính diện tích mảnh đất hình thang ABED theo các độ dài cho trên hình vẽ và biết diện tích hình chữ nhật ABCD là 828 cm$^{2}$
Hướng dẫn:
Áp dụng công thức tính diện tích vào hình thang ABED ta được:
S = $\frac{(AB+DE).BC}{2}=\frac{(23+31).BC}{2}=27.BC$
Ta cần tính thêm chiều cao BC.
Vì SABCD = 828 = AB.BC=23.BC
$\Rightarrow $ BC = 36 (cm)
Do đó S = 27.36 = 972 (cm$^{2}$)
2. Tính diện tích hình bình hành
- Sử dụng công thức tính diện tích hình bình hành, các tính chất về diện tích.
Diện tích hình bình hành bằng tích của một cạnh với chiều cao tương ứng với cạnh đó: S = a.h
- Sử dụng công thức và các kết quả thu được từ công thức tính diện tích tam giác.
Ví dụ 2: Tính diện tích hình bình hành ABCD biết AD = 6cm, AB = 10cm và $\widehat{A}=150^{\circ}$
Hướng dẫn:
Kẻ AH $\perp $ CD
Áp dụng công thức tính diện tích vào hình bình hành ABCD, ta được:
SABCD = CD.AH = 10.AH
Ta cần phải tính chiều cao AH
Do các góc D và A là hai góc trong cùng phía của AB // CD nên $\widehat{A}+\widehat{D}=180^{\circ}$
Mà $\widehat{A}=150^{\circ}$ $\Rightarrow \widehat{D}=30^{\circ}$
$\Rightarrow \Delta $AHD là tam giác vuông có $\widehat{D}=30^{\circ}$
$\Rightarrow AH = \frac{1}{2}AD=3$ (cm)
Vậy SABCD = 10.3 = 30 (cm$^{2}$)
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Tính diện tích hình thang vuông ABCD ($\widehat{A}=\widehat{D}=90^{\circ}$), biết $\widehat{C}=45^{\circ}$, AB = 2cm và CD = 4cm.
2. Tính diện tích hình thang ABCD biết AB = 3cm, BC = 8cm, CD = 12cm và $\widehat{C}=30^{\circ}$
3. Cho hình thang cân ABCD (AB // CD, AB < CD) biết chiều cao AH = 8cm và HC = 12cm.
4. Chứng minh rằng diện tích tam giác có cạnh đáy là cạnh bên của hình thang là trung điểm của cạnh bên kia thì bằng một nửa diện tích của hình thang đó.
5. Tính diện tích hình bình hành biết hai cạnh kề bằng 6cm và 9cm, góc xen giữa bằng 120$^{\circ}$
6. Cho hình thang ABCD (AB // CD). Gọi E là trung điểm của BC kẻ EH vuông góc với AD. Chứng minh rằng $S_{ABCD}$ = AB.EH
7. Cho hình bình hành ABCD. Trên cạnh AB lấy điểm M, trong hình bình hành ABCD lấy điểm N. Chứng minh rằng:
a) $S_{MCD}=\frac{1}{2}S_{ABCD}$
b) $S_{ABN}+S_{CDN}=\frac{1}{2}S_{ABCD}$