Giải bài 10: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Từ trái nghĩa, Luyện nói - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 1 trang 65. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1.Kể tên một số bài thơ về chủ đề: Nỗi nhớ quê hương mà em tìm được. Nêu những biểu hiện nỗi nhớ quê hương trong từng văn bản.
2. Đọc văn bản Tĩnh dạ tứ (SGK, Ngữ văn 7, tập 1, trang 123) và trả lời những câu hỏi sau:
a. Thời gian được miêu tả bằng những từ nào trong văn bản?
b. Theo em, thời gian trong văn bản có thể gợi lên tâm trạng gì của một người xa quê?
c. Em đã bao giờ đi xa nhà, xa quê hương chưa? Hãy hình dung và kể lại tâm trạng của mình khi đó?
d. Trong tiếng Han, từ quang ngoài nghĩa danh từ là ánh sáng còn được dùng với nghĩa động từ là chiếu sáng, căn cứ vào phần Dịch nghĩa (trang 123) hãy chọn phương án theo em là sát với nguyên tác câu thơ nhất của văn bản Tĩnh dạ tứ.
A. Đầu giường ánh trăng sáng
B. Ánh trăng sáng đầu giường
C. Đầu giường trăng sáng chiếu
D. Trăng sáng chiếu đầu giường.
3. Đọc văn bản Tĩnh dạ tứ, sau đó:
a. Tìm và xác định ý nghĩa của những động từ được sử dụng trong văn bản.
b. Việc sử dụng động từ có ý nghĩa như thế nào đối với việc bộc lộ cảm xúc của tác giả trong văn bản?
4. Đọc văn bản Hồi hương ngầu thư (trang 125) và chọn câu trả lời đúng:
a. Từ các yếu tố đồng không đồng nghĩa với yếu tố đồng trong từ nhi đồng (đồng: đứa trẻ, trẻ còn nhỏ tuổi)
A. Đồng bào
B. Hài đồng
C. Tiên đồng
D. Đồng niên
b. Theo em, ý nào dùng để chỉ tâm trạng của tác giả?
A. Vui vẻ, phấn khởi vì con cháu ở quê
B. Luyến tiếc xúc động khi chuẩn bị xa quê
C. Ngậm ngùi hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê nhà
D. Đau đớn, xót xa trước cảnh quê hương đổi thay
c. Phân tích hình ảnh của tác giả khi mượn hình ảnh những đứa trẻ cùng quê hương lại không quen biết ông.
5. Tưởng tượng em về lại một nơi từng gắn bó với mình nhưng không ai nhận ra. Hãy viết về những cảm xúc của em khi đó.
6. Phép đối trong văn bản Hồi hương ngẫu thư đã góp phần bộ lộ rõ nét cảm xúc của tác giả. Em hãy chọn phân tích tác dụng của một phép đối.
7. So sánh điểm giống và khác nhau (hoàn cảnh gợi nhớ quê hương, từ ngữ diễn tả nỗi nhớ quê hương,....) của hai văn bản Tĩnh dạ tứ và Hội hương ngẫu thư.
8. Văn bản Tĩnh dạ tứ khắc họa nỗi nhớ quê từ cảnh quen (ánh trăng) ở nơi xa lạ, ngược lại với văn bản Hồi hương ngẫu thư lại là cảm xúc từ cảnh lạ (trẻ con lạ) ở nơi quen (quê cũ). Em thích cách biết nào hơn? Vì sao?
9. Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Xác định nghĩa của các từ ở cột A và điền vào cột B.
b. Tìm từ Hán Việt có chứa từ ở cột A và điền vào cột C.
10. Điền các cặp từ trái nghĩa sau đây vào chỗ trống sao cho phù hợp: cao - thấp, trọng - khinh, thưởng - phạt, đi - lại, gần - xa, nhắm - mở, đực - cái, mềm - rắn, nhẹ - nặng.
11. Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ dưới đây:
12. Chuẩn bị giấy A4, bút màu và thực hiện các hoạt động sau:
a. Viết ra giấy tên người thân khiến em ấn tượng nhất.
b. Liệt kê tất cả những đặc điểm, câu chuyện liên quan về người thân mà em nhớ được.
c. Liệt kê những từ ngữ miêu tả cảm xúc của mình về người thân.
d. Sắp xếp những đặc điểm, câu chuyện về người thân và cảm xúc của em thành những đề mục riêng.
e. Trình bày trước lớp phần chuẩn bị của mình về người thân khiến em ấn tượng nhất, dặc biết nhấn mạnh phần cảm nghĩ của bản thân.
13. Tìm các cặp từ trái nghĩa và hoàn thiện sơ đồ sau:
14. Tìm đọc bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy và cho biết bài thơ có được xếp vào chủ đề Vọng nguyệt hoài hương không? Nhận xét về nét tương đồng trong tâm trạng của Nguyễn Duy và Lý Bạch trong văn bản Tĩnh dạ tứ.
15. Nội dung chuẩn bị bài 11: Tìm hiểu về nhà thơ Đỗ Phủ và chuẩn bị một bài giới thiệu về tác giả:
- Nội dung: tiểu sử, giai thoại, một bài thơ,... của Đỗ Phủ mà em thấy thú vị.
- Hình thức: sử dụng phần mềm Powpoint hoặc phần mềm Word để thuyết trình ....