Giải bài tập tổng hợp: Hàm số bậc nhất - Sách phát triển năng lực trong môn toán 9 tập 1 trang 58. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
1. Một khu cắm trại tính chi phí cho mỗi nhóm cắm trại là 200000 đồng, cộng với 40000 đồng cho mỗi người, mỗi đêm.
a, Viết hàm số biểu thị lệ phí một đêm cho x người trong một trại.
b, Vẽ đồ thị hàm số trong câu a
c, Tính lệ phí một đêm của một trại có 6 người tham gia.
Hướng dẫn:
a, Hàm số biểu thị lệ phí một đêm cho x người trong một trại:
y = 40000x + 200000 (đồng)
b, Vẽ đồ thị hàm số
c, Lệ phí một đêm của một trại có 6 người là:
y = 40000.6 + 200000 = 440000 (đồng)
2. Cho ba đường thẳng (d1): y = -x + 1; (d2): y = x + 1 và (d3): y = -1
a, Vẽ ba đường thẳng đã cho trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
b, Xác định góc tạo bởi mỗi đường thẳng (d1), (d2) với trục Ox.
c, Gọi giao điểm của hai đường thẳng (d1), (d2) là A, giao điểm của đường thẳng (d3) với hai đường thẳng (d1), (d2) theo thứ tự B và C. Tìm tọa độ các điểm A, B, C.
d, Bạn Minh nói rằng tam giác ABC là tam giác vuông cân. Minh nói đúng hay sai? Giải thích. Tính diện tích tam giác ABC.
Hướng dẫn:
a, Vẽ đồ thị hàm số:
b, Gọi góc tạo bởi (d1), (d2) với trục Ox lần lượt là $\beta $ và $\alpha $.
Ta có: tan$\alpha $ = 1 => $\alpha $ = 45$^{0}$
$\beta $ = 180$^{0}$ - 45$^{0}$ = 135$^{0}$
c, Gọi tọa độ điểm A, B, C lần lượt là: A(x0; y0); B(x1; y1); C(x2; y2)
- A là giao điểm của (d1) và (d2) => x0 + 1 = -x0 + 1 => x0 = 0 => y0 = 1
=> Tọa độ điểm A là A(0; 1)
- B là giao điểm của (d1) và (d3) => $\left\{\begin{matrix}y_{1}=-1 & & \\ y_{1}=-x_{1}+1 & & \end{matrix}\right.$ => -1 = -x1 + 1 => x1 = 2
=> Tọa độ điểm B là: B(2; -1)
- C là giao điểm của (d2) và (d3) => $\left\{\begin{matrix}y_{2}=-1 & & \\ y_{2}=x_{2}+1 & & \end{matrix}\right.$ => -1 = x2 + 1 => x2 = -2
=> Tọa độ điểm C là: C(-2; -1)
d, Ta có AB = AC = $\sqrt{2^{2}+2^{2}}=2\sqrt{2}$; BC = 2 + 2 = 4
$BC^{2}=4^{2}=16$; $AB^{2}+AC^{2}=(2\sqrt{2})^{2}+(2\sqrt{2})^{2}=16$ => $BC^{2}=AB^{2}+AC^{2}$
=> Tam giác ABC vuông cân tại A
=> Bạn Minh nói đúng.
SABC = $\frac{1}{2}$.AC.AB = $\frac{1}{2}.2\sqrt{2}.2\sqrt{2}$ = 4
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Anh Hùng đang trả tiền điện thoại di động theo phương thức: Phí điện thoại hằng tháng là 100000 đồng cộng với 150 đồng cho một phút gọi (miễn phí nhắn tin).
a, Viết hàm số biểu thị số tiền y mà anh Hùng phải trả trong một tháng nếu anh đã gọi x phút trong tháng đó.
b, Hóa đơn tháng 7 của anh Hùng là 332500 đồng. Hỏi trong tháng đó anh Hùng đã gọi bao nhiêu phút?
2. Cho hai hàm số y = x và y = 3x
a, Vẽ đồ thị của hai hàm số đó trên cùng một mặt phẳng tọa độ Oxy.
b, Xác định góc tạo bởi hàm số y = 3x với trục Ox (làm tròn đến phút).
c, Đường thẳng song song với trục Ox cắt trục Oy tại điểm co tung độ bằng 6, cắt các đồ thị trên lần lượt ở A và B. Tìm tọa độ của các điểm A, B. Tính chu vi và diện tích tam giác OAB.
3. Cho hàm số y = (m + 4)x - m + 6 (1).
a, Tìm các giá trị của m để hàm số đồng biến.
b, Tìm giá trị của m, biết rằng đường thẳng (1) đi qua điểm A(-1; 2). Khi đó chỉ rõ hệ số góc của đường thẳng (1). Vẽ đồ thị của hàm số với giá trị tìm được của m.
c, Chứng minh rằng khi m thay đổi thì các đường thẳng (1) luôn đi qua một điểm cố định.
4. Xác định hàm số y = ax + b trong mỗi trường hợp sau, biết rằng đồ thị của nó là đường thẳng qua gốc tọa độ và:
a, Đi qua điểm A(-3; 1).
b, Có hệ số góc bằng -2.
c, Song song với đường thẳng y = 2x - 1.
5. Với mỗi đồ thị ở hình 6.1, hãy chọn hàm số có đồ thị tương ứng:
a, Đồ thị hình 6.1a ứng với hàm số nào?
A. y = x B. y = -x
C. y = 2x D. y = -2x
b, Đồ thị 6.1b ứng với hàm số nào?
A. y = x + 2 B. y = -x + 2
C. y = x - 2 D. y = -x - 2