LT-VD 1: Cho tam giác $A B C$ vuông tại $A$ có $\widehat{B}=30^{\circ}$, $A B=3 \mathrm{~cm}$. Tính $\overrightarrow{B A} \cdot \overrightarrow{B C} ; \overrightarrow{C A} \cdot \overrightarrow{C B}$
Hướng dẫn giải:
Ta có: $AC=tan30^{\circ} \cdot AB = \sqrt{3}$
và $BC=\frac{AB}{cos30^{\circ}} = 2\sqrt{3}$
- $\overrightarrow{B A} \cdot \overrightarrow{B C} = |\overrightarrow{BA}| \cdot |\overrightarrow{BC}| \cdot cos(\overrightarrow{BA}, \overrightarrow{BC})=3 \cdot 2\sqrt{3} \cdot cos30^{\circ}=9$
- $\overrightarrow{C A} \cdot \overrightarrow{C B}=|\overrightarrow{CA}| \cdot |\overrightarrow{CB}| \cdot cos(\overrightarrow{CA}, \overrightarrow{CB})=\sqrt{3} \cdot 2\sqrt{3} \cdot cos60^{\circ}=3$
LT-VD 2: Cho tam giác $A B C$ đều cạnh $a, A H$ là đường cao. Tính:
a. $\overrightarrow{C B} \cdot \overrightarrow{B A}$;
b. $\overrightarrow{A H} \cdot \overrightarrow{B C}$.
Hướng dẫn giải:
a. Ta có: $(\overrightarrow{C B}, \overrightarrow{B A})=(\overrightarrow{C B}, \overrightarrow{CA})=60^{\circ}$
$\overrightarrow{C B} \cdot \overrightarrow{B A}=|\overrightarrow{C B}| \cdot |\overrightarrow{B A}| \cdot cos(\overrightarrow{C B}, \overrightarrow{B A})=a \cdot a \cdot cos60^{\circ}=\frac{a^2}{2}$
b. $\overrightarrow{A H} \cdot \overrightarrow{B C}=|\overrightarrow{A H}| \cdot |\overrightarrow{B C}| \cdot cos(\overrightarrow{A H}, \overrightarrow{B C})=|\overrightarrow{A H}| \cdot |\overrightarrow{B C}| \cdot cos90^{\circ}=0$
LT-VD 3: Chứng minh rằng với hai vectơ bất kì $\vec{a}, \vec{b}$, ta có:
$(\vec{a}+\vec{b})^{2}=\vec{a}^{2}+2 \vec{a} \cdot \vec{b}+\vec{b}^{2}$
$(\vec{a}-\vec{b})^{2}=\vec{a}^{2}-2 \vec{a} \cdot \vec{b}+\vec{b}^{2}$
$(\vec{a}-\vec{b}) \cdot(\vec{a}+\vec{b})=\vec{a}^{2}-\vec{b}^{2}$
Hướng dẫn giải:
$(\vec{a}+\vec{b})^{2}=(\vec{a}+\vec{b}) \cdot (\vec{a}+\vec{b})=\vec{a} \cdot \vec{a}+\vec{b} \cdot \vec{a} +\vec{a} \cdot \vec{b}+\vec{b} \cdot \vec{b} =\vec{a}^{2}+2 \vec{a} \cdot \vec{b}+\vec{b}^{2}$
$(\vec{a}-\vec{b})^{2}=(\vec{a}-\vec{b}) \cdot (\vec{a}-\vec{b})=\vec{a} \cdot \vec{a}-\vec{b} \cdot \vec{a} -\vec{a} \cdot \vec{b}+\vec{b} \cdot \vec{b} =\vec{a}^{2}-2 \vec{a} \cdot \vec{b}+\vec{b}^{2}$
$(\vec{a}-\vec{b}) \cdot(\vec{a}+\vec{b})=\vec{a} \cdot \vec{a}-\vec{b} \cdot \vec{a} +\vec{a} \cdot \vec{b}-\vec{b} \cdot \vec{b} =\vec{a}^{2}-\vec{b}^{2}$
LT-VD 4: Sử dụng tích vô hướng, chứng minh định lí Pythagore: Tam giác $A B C$ vuông tại $A$ khi và chỉ khi $B C^{2}=A B^{2}+A C^{2}$.
Hướng dẫn giải:
Ta có: $\overrightarrow{B C}^{2}=(\overrightarrow{A C}-\overrightarrow{A B})^{2}=\overrightarrow{A C}^{2}+\overrightarrow{A B}^{2}-2 \overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{A B}$
Suy ra $B C^{2}=A B^{2}+A C^{2}-2 A B \cdot A C \cdot \cos (\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A C})$.
$=A B^{2}+A C^{2}-2 A B \cdot A C \cdot \cos A=A B^{2}+A C^{2}-2 A B \cdot A C \cdot \cos90^{\circ}$
$=A B^{2}+A C^{2}$ (Đpcm)
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Bài tập 1. Nếu hai điểm $M, N$ thoả mãn $\overrightarrow{M N} \cdot \overrightarrow{N M}=-4$ thì độ dài đoạn thẳng $M N$ bằng bao nhiêu?
A. $M N=4$.
B. $M N=2$.
C. $M N=16$.
D. $M N=256$.
Bài tập 2. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Nếu $\vec{a}, \vec{b}$ khác $\overrightarrow{0}$ và $(\vec{a}, \vec{b})<90^{\circ}$ thì $\vec{a} \cdot \vec{b}<0$.
B. Nếu $\vec{a}, \vec{b}$ khác $\overrightarrow{0}$ và $(\vec{a}, \vec{b})>90^{\circ}$ thì $\vec{a} \cdot \vec{b}>0$.
C. Nếu $\vec{a}, \vec{b}$ khác $\overrightarrow{0}$ và $(\vec{a}, \vec{b})<90^{\circ}$ thì $\vec{a} \cdot \vec{b}>0$.
D. Nếu $\vec{a}, \vec{b}$ khác $\overrightarrow{0}$ và $(\vec{a}, \vec{b}) \neq 90^{\circ}$ thì $\vec{a} \cdot \vec{b}<0$.
Bài tập 3. Tính $\vec{a} \cdot \vec{b}$ trong mỗi trường hợp sau:
a. $|\vec{a}|=3,|\vec{b}|=4,(\vec{a}, \vec{b})=30^{\circ}$;
b. $|\vec{a}|=5,|\vec{b}|=6,(\vec{a}, \vec{b})=120^{\circ}$;
c. $|\vec{a}|=2,|\vec{b}|=3, \vec{a}$ và $\vec{b}$ cùng hướng;
d. $|\vec{a}|=2,|\vec{b}|=3, \vec{a}$ và $\vec{b}$ ngược hướng.
Bài tập 4. Cho hình vuông $A B C D$ cạnh $a$. Tính các tích vô hướng sau:
a. $\overrightarrow{A B} \cdot \overrightarrow{A C}$;
b. $\overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{B D}$.
Bài tập 5. Cho tam giác $A B C$. Chứng minh:
$A B^{2}+\overrightarrow{A B} \cdot \overrightarrow{B C}+\overrightarrow{A B} \cdot \overrightarrow{C A}=0$
Bài tập 6. Cho tam giác nhọn $A B C$, kẻ đường cao $A H$. Chứng minh rằng:
a. $\overrightarrow{A B} \cdot \overrightarrow{A H}=\overrightarrow{A C} \cdot \overrightarrow{A H}$;
b. $\overrightarrow{A B} \cdot \overrightarrow{B C}=\overrightarrow{H B} \cdot \overrightarrow{B C}$.
Bài tập 7. Một máy bay đang bay từ hướng đông sang hướng tây với tốc độ $700 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$ thì gặp luồng gió thổi từ hướng đông bắc sang hướng tây nam với tốc độ $40 \mathrm{~km} / \mathrm{h}$ (Hình 69). Máy bay bị thay đổi vận tốc sau khi gặp gió thổi. Tìm tốc độ mới của máy bay theo đơn vị km/h (làm tròn kết quả đến hàng phần trăm).
Bài tập 8. Cho tam giác $A B C$ có $A B=2, A C=3, \widehat{B A C}=60^{\circ}$. Gọi $M$ là trung điểm của đoạn thẳng $B C$. Điểm $D$ thoả mãn $\overrightarrow{A D}=\frac{7}{12} \overrightarrow{A C}$.
a. Tính $\overrightarrow{A B} \cdot \overrightarrow{A C}$.
b. Biểu diễn $\overrightarrow{A M}, \overrightarrow{B D}$ theo $\overrightarrow{A B}, \overrightarrow{A C}$.
c. Chứng minh $A M \perp B D$.