LT-VD 1:

a. Cho hai ví dụ về bất phương trình bậc hai một ẩn.

b. Cho hai ví dụ về bất phương trình mà không là bất phương trình bậc hai một ẩn.

Hướng dẫn giải:

a. $x^2-2x+2 > 0$ và $-x^2+5x-3 \leq 0$

b. $4x-1 >0 $ và $-3x +2 \geq 7$

LT-VD 2: Giải các bất phương trình bậc hai sau:

a. $3x^2-2x+4 \leq 0$

b. $-x^2+6x-9 \geq 0$

Hướng dẫn giải:

a. $3x^2-2x+4 \leq 0$

Tam thức bậc hai $3x^2-2x+4$ có $\Delta=-44<0$, hệ số $a=3>0$ nên $f(x)>0$ với $\forall x\in \mathbb{R}$

Vậy bất phương trình $3x^2-2x+4 \leq 0$ vô nghiệm.

b. $-x^2+6x-9 \geq 0$

Tam thức bậc hai $-x^2+6x-9$ có $\Delta=0$, hệ số $a=-1<0$ nên $f(x)<0$ với $\forall x\in \mathbb{R} \setminus \{3\}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình $-x^2+6x-9  \geq 0$ là $\{3\}$.

LT-VD 3: Giải mỗi bất phương trình bậc hai sau bằng cách sử dụng đồ thị:

a. $x^2+2x+2>0$

b. $-3x^2+2x-1>0$

Hướng dẫn giải:

a. Từ đồ thị ta thấy $x^2+2x+2>0$ biểu diễn phần parabol $x^2+2x+2=0$ nằm phía trên trục hoành, tương ứng với $x \in \mathbb{R}$

Vậy tập nghiệm của bất phương trình $x^2+2x+2>0$ là $\mathbb{R}$

Giải bài 4 Bất phương trình bậc hai một ẩn

b. Từ đồ thị ta thấy $-3x^2+2x-1>0$ biểu diễn phần parabol $-3x^2+2x-1=0$ nằm phía trên trục hoành, tương ứng với $x \in \emptyset$

Vậy bất phương trình $-3x^2+2x-1>0$ vô nghiệm.

Giải bài 4 Bất phương trình bậc hai một ẩn

LT-VD 4: Tổng chi phí $T$ (đơn vị: nghìn đồng) để sản xuất $Q$ sản phẩm được cho bởi biểu thức $T=Q^2+30Q+3300$; giá bán của 1 sản phẩm là 170 nghìn đồng. Số sản phẩm được sản xuất trong khoảng nào để đảm bảo có lãi (giả thiết các sản phẩm được bán hết)?

Hướng dẫn giải:

Theo đầu bài, ta có tổng doanh thu là: $170 Q$ nghìn đồng.

Tổng lợi nhuận là: $170 Q-(Q^2+30Q+3300)$

$=-Q^{2}+140 Q-3300$

Để không bị lỗ thì $-Q^{2}+140 Q-3300 \geq 0$

$-Q^{2}+140 Q-3300=0$ có 2 nghiệm phân biệt $x_{1}=30, x_{2}=110$ và $a=-1<0$

$ \Rightarrow$ Nghiệm của bất phương trình $-Q^{2}+140 Q-3300 \geq 0$ là $30 \leq x \leq 110$

Vậy để có lãi thì số sản phẩm được sản suất nằm trong khoảng $(30;110)$ sản phẩm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập 1. Trong các bất phương trình sau, bất phương trình nào là bất phương trình bậc hai một ẩn? Vì sao?

a. $-2 x+2<0$;

b. $\frac{1}{2} y^{2}-\sqrt{2}(y+1) \leq 0$;

c. $y^{2}+x^{2}-2 x \geq 0$.

Bài tập 2. Dựa vào đồ thị hàm số bậc hai $y=f(x)$ trong mỗi Hình $30 a, 30 b$, 30c, hãy viết tập nghiệm của mỗi bất phương trình sau: $f(x)>0 ; f(x)<0 ; f(x) \geq 0 ; f(x) \leq 0$.

Giải bài 4 Bất phương trình bậc hai một ẩn

Bài tập 3. Giải các bất phương trình bậc hai sau:

a. $2 x^{2}-5 x+3>0$;

b. $-x^{2}-2 x+8 \leq 0$;

c. $4 x^{2}-12 x+9<0$;

d. $-3 x^{2}+7 x-4 \geq 0$. 

Bài tập 4. Tìm $m$ để phương trình $2 x^{2}+(m+1) x+m-8=0$ có nghiệm.

Bài tập 5. Xét hệ tọa độ $Oth$ trên mặt phẳng, trong đó trục $Ot$ biểu thị thời gian $t$ (tính bằng giây) và trục $O h$ biểu thị độ cao $h$ (tính bằng mét). Một quả bóng được đá lên từ điểm $A(0 ; 0,2)$ và chuyển động theo quỹ đạo là một cung parabol. Quả bóng đạt độ cao 8,5 m sau 1 giây và đạt độ cao 6 m sau 2 giây.

a. Hãy tìm hàm số bậc hai biểu thị quỹ đạo chuyển động của quả bóng.

b. Trong khoảng thời gian nào thì quả bóng vẫn chưa chạm đất?

Bài tập 6. Công ty An Bình thông báo giá tiền cho chuyến đi tham quan của một nhóm khách du lịch như sau:

10 khách đầu tiên có giá là 800000 đồng/người. Nếu có nhiều hơn 10 người đăng kí thì cứ có thêm 1 người, giá vé sẽ giảm 10000 đồng/người cho toàn bộ hành khách.

a. Gọi $x$ là số lượng khách từ người thứ 11 trở lên của nhóm. Biểu thị doanh thu theo $x$.

b. Số người của nhóm khách du lịch nhiều nhất là bao nhiêu thì công ty không bị lỗ? Biết rằng chi phí thực sự cho chuyến đi là 700000 đồng/người.