Đây là kiến thức mới trong chương trình lớp 8 .Và để giúp các bạn làm quen cũng như nắm chắc nội dung bài học , Trắc nghiệm Online xin giới thiệu những bài học bổ ích nhất theo chương trình cơ bản .Hi vọng sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích !.
A. Tổng hợp lý thuyết
Quy tắc
- Muốn nhân một đa thức với một đa thức , ta nhânmỗi hạng tử của đa thức này với từng hạng tử của đa thức kia rồi cộng các tích với nhau .
Chú ý :
- Tích của hai đa thức là một đa thức .
Ví dụ :
Nhân hai đa thức sau :
$(x-1)(x^{2}+3x-6)=x(x^{2}+3x-6)+(-1).x^{2}+3x-6$
= $x.x^{2}+3x.x-6x-x^{2}+(-1).3x+6$
= $x^{3}+2x^{2}-9x+6$
Vậy $(x-1)(x^{2}+3x-6) = x^{3}+2x^{2}-9x+6$ .
B. Bài tập và hướng dẫn giải
Câu 7: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Làm tính nhân :
a. $(x^{2}-2x+1)(x-1)$
b. $(x^{3}-2x^{2}+x-1)(5-x)$
Câu 8: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Làm tính nhân :
a. $(x^{2}y^{2}-\frac{1}{2}xy+2y)(x-2y)$
b. $(x^{2}-xy+y^{2})(x+y)$
Câu 9: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Điền kết quả tính được vào bảng :
Câu 10: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Thực hiện phép tính :
a. $(x^{2}-2x+3)(\frac{1}{2}x-5)$
b. $(x^{2}-2xy+y^{2})(x-y)$
Câu 11: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Chứng minh rằng giá trị của biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến :
$(x-5)(2x+3)-2x(x-3)+x+7$
Câu 12: Trang 12 - sgk toán 8 tập 1
Tính giá trị biểu thức $(x^{2}– 5)(x + 3) + (x + 4)(x – x^{2})$ trong mỗi trường hợp sau :
a. x = 0
b. x = 15
c. x = -15
d. x = 0,15.
Câu 13: Trang 8 - sgk toán 8 tập 1
Tìm x, biết : $(12x-5)(4x-1)+(3x-7)(1-16x)=81$
Câu 14: Trang 9 - sgk toán 8 tập 1
Tìm ba số tự nhiên chẵn liên tiếp, biết tích của hai số sau lớn hơn tích của hai số đầu là 192.
Câu 15: Trang 9 - sgk toán 8 tập 1
Làm tính nhân :
a. $(\frac{1}{2}x+y)(\frac{1}{2}x+y)$
b. $(x-\frac{1}{2}y)(x-\frac{1}{2}y)$