1. A

2. 

Các thông tin trong văn bản được sắp xếp theo thứ tự thời gian, tức là miêu tả cách thức chơi từ khi bắt đầu đến kết thúc.
Cách sắp xếp thông tin đó tạo hiệu quả: giúp người đọc hiểu hơn về cách chơi theo một trật tự khoa học, tạo nên phần hấp dẫn, kích thích sự tò mò, háo hức đến khi cuộc thi kết thúc.

3.

Giống: diễn ra trong điều kiện không thuận lợi và cùng chung một kết quả rằng đội nào thổi cơm chín dẻo, ngon, xong trước thì thắng cuộc.

Khác:

 Hội thi Thị Cấm (Từ Liêm – Hà NộiHội thi ở làng Chuông (Hà Nội)Hội thi ở Từ Trọng (Hoằng Hóa – Thanh Hóa)Hội thi ở Hành Thiện (Nam Định)
Đối tượngMỗi nhóm 10 người (cả nam và nữ)

- Về nữ: người dự thi thực hiện trong một vòng tròn đường kính 1,5 mét, vừa thổi cơm vừa phải giữ một cđứa trẻ chừng 07 -08 tháng tuổi (không phải con đẻ của người dự thi) và canh chừng một con cóc (không để nó nhảy ra khỏi vòng tròn).

- Về nam: mỗi người dự thi một bếp; đặt sẵn bên bờ một cái ao hay bờ đầm.

Có thể là nam, nữ.Dành cho nam.
Cách thức

Bước 01: thi làm gạo: sau hồi trống lệnh, các đội đổ thóc vào xay, giã, giần, sàng. Đội nào có được gạo trắng nhất là thắng cuộc.

Bước 02: tạo lửa và lấy nước: tạo lửa từ hai thanh nứa già cọ vào nhau, áp bùi nhùi rơm khô vào cho bén lửa. Người lấy nước cách đó khoảng 1km, nước chứa sẵn trong bốn cái be bằng đồng, đợi người đến lấy mang về. Đội nào tạo được lửa và lấy được nước về đích trước thì đội đó thắng cuộc.

Bước 03: nấu cơm: đội nào thổi được cơm chín dẻo, ngon và xong trước thì thắng cuộc. Cơm của đội đó được dùng để cúng thần.

- Về nữ: người chơi phải dùng lửa lấy từ bùi nhùi rơm, nhóm củi, đặt bếp, trông để đứa trẻ không khóc và canh chừng con cóc. Thời gian là cháy hết một nén hương. Cơm chín trước, dẻo ngon hơn là người thắng cuộc.

- Về nam: sau hồi trống lệnh, các chàng trai bước xuống một cái thuyền nan, bơi bằng tay sang bờ bên kia, áp thuyền vào bờ và thực hiện hết thảy các việc trên thuyền bồng bềnh. Tay ướt vẫn phải đánh lửa, thổi cơm và giữ thuyền ổn định. Ai thôi được nồi cơm thơm dẻo, ngon, xong trước là người thắng cuộc.

Sau hiệu lệnh, các thi sinh đưa thuyền rời bờ ra giữa đầm. Thuyền bồng bềnh, gió lộng, củi lửa lại khó cháy, thậm chí có lần thi gặp mưa phùn gió bấc. Kết thúc cuộc thi, ai có nồi cơm hoặc cho xôi chín dẻo, ngon là người thắng cuộc.Mỗi nhóm hai người, xếp thành hàng ngang. Một người buộc cành tre dẻo, dai vào lưng, ngọn tre cao hơn đầu. Trên ngọn tre đeo sẵn một niêu cơm. Người kia có nhiệm vụ đun nấu. Khi có hiệu lệnh, người nấu phải nhanh chóng dùng hai thanh nứa già tạo ra lửa rồi châm vào bỏ đuốc hơ dưới đấy niêu. Cả hai người vừa nấu vừa bước quanh sân đình. Hết tuần hương, ai có niêu cơm chín đều, dẻo ngon thì thắng cuộc.

 4.

– Mục đích của văn bản Hội thi thổi cơm là, giới thiệu về hội thi thổi cơm ở một số địa phương trên đất nước ta, đồng thời giới thiệu về luật lệ hình thức tổ chức các hội thi đó để thấy được sự đa dạng, độc đáo của từng hội thi

– Trong văn bản tác giả đã đưa ra được dẫn chứng về 4 hội thi thổi cơm ở Thị Cấm (Từ Liêm – Hà Nội), làng Chuông (Hà Nội), Tự Trọng (Hoằng Hóa, Thanh Hóa) và Hành Thiện (Nam Định), ở mỗi hội thi tác giả đã trình bày được những đặc điểm nổi bật và luật lệ, hình thức thi của từng nơi.