1. 

Đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng kể lại việc tía nuôi dắt An đi thăm chú Võ Tòng tại nhà của chú. Đó là một căn nhà trong rừng sâu với nhiều cây cối và con vượn bạc má kêu “chét…ét, chét..ét” tạo cảm giác hoang vắng.

2. 

a) Lời người kể chuyện theo ngôi thứ nhất (trực tiếp): Chủ cởi trần, mặc chiếc quần ka ki còn mới, nhưng coi bộ đã lâu không giặt (chiếc quần linh Pháp có những sau túi). Bên hãng, chủ đeo lủng lẳng một lưỡi lê nằm gọn trong vỏ sắt, đúng như lời mà nuôi tôi đã tả.

b) Lời người kể chuyện theo ngôi thứ ba (gián tiếp): Không ai biết tên thật của gã là gì. Mười mấy năm về trước, gã một mình bơi một chiếc xuồng nát đến che lều ở giữa khu rừng đầy thủ dữ này. Gã sống đơn độc một mình, đến con chó để làm bạn cũng không có.

e) Lời các nhân vật khác: tính tình chất phác, thật thà, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại mình không. 

3.

Người kể chuyện trong văn bản này vừa ở ngôi thứ nhất (xưng “tôi ), vừa t ngôi thứ ba, tức là “uy hai mà một”. Việc thay đổi ngôi kể về nhân vật Võ Tòng như trong đoạn trích có tác dụng giúp việc kể chuyện linh hoạt hơn, khắc hoạ chân dung Võ Tòng ở nhiều góc nhìn khác nhau (cả trực tiếp và gián tiếp). Vì vậy mà nhân vật càng trở nên sinh động, chân thực trong cái nhìn vừa khách quan, vừa chủ quan.

4. Một số yếu tố (ngôn ngữ, phong cảnh, tính cách con người, nếp sinh hoạt,...) trong văn bản cho thấy tiểu thuyết của Đoàn Giỏi mang đậm màu sắc Nam Bộ:

  • Ngôn ngữ: sử dụng nhiều từ ngữ địa phương (tía, má, khô nai, xuồng,...)
  • Phong cảnh: sông nước, rừng hoang sơ
  • Tính cách con người: thẳng thắn, bộc trực, gan dạ, tình cảm
  • Nếp sinh hoạt: đi xuồng, ăn ở phóng khoáng

5. Có thể thấy, đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng giúp ta hiểu thêm về con người Nam Bộ. Cụ thể là những người như ông Hai, bà Hai (tía và mà nuôi của An), nhân vật “tôi” và đặc biệt là chú Võ Tòng.... Đó là những con người sống chan hoà với thiên nhiên, tính cách trung thực, thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài, anh dũng, luôn vì nghĩa lớn,.

6.

- Chi tiết con vượn bạc má xuất hiện 4 lần trong đoạn trích.

- Chi tiết này tạo cho em ấn tượng gì về nhân vật Võ Tòng và bối cảnh của truyện là: Đây là lần đầu nhân vật “tôi” gặp chú Võ Tòng trực tiếp tại “nhà” của chú là chiếc lều giữa rừng (trước đó chỉ gặp qua ở bờ sông và chủ yếu là nghe qua lời kể của vợ chồng ông Hai); thời gian gặp lại vào ban đêm về sáng. Tiếng con vượn bạc má kêu “ché..ét, ché…ét”, “ngồi vắt vẻo trên một thanh xà ngang, nhe răng dọa tôi” làm cho bối cảnh của cuộc gặp gỡ mang màu sắc hoang sơ, li kì, … Chi tiết đó cũng làm người đọc có ấn tượng mạnh mẽ về nhân vật Võ Tòng: một người sống trần trụi như muông thú giữa thiên nhiên.

7. 

- Qua lời kể của chú bé An, Võ Tòng là một con người có hình dáng bề ngoài rất kì lạ, như người rừng; như người từ thuở hoang sơ: “Dường như những cái bóng lặng lẽ ngồi bên bếp đây đang sống lùi lại từ cái thời kì loài người mới tìm ra lửa vậy.”, nhưng lại là một người rất gần gũi, ấm áp và kiên cường. Đây là ấn tượng của nhân vật An lúc mới vào lều của chú Võ Tòng: “Tôi không sợ chú Võ Tòng như cái đêm đã gặp chú lần đầu tiên ở bờ sông, mà lại còn có đôi chút cảm tình xen lẫn với ngạc nhiên hơi buồn cười thế nào ấy?

- Chú Võ Tòng là người giản dị, dũng cảm, mạnh mẽ và không sợ bất cứ khó khăn nguy hiểm nào.8. Đọc đoạn trích và thực hiện các yêu cầu:

8.

a) Có thể thấy, đoạn trích tập trung khắc hoạ nhân vật Võ Tòng từ các phương diện: xuất thân (lai lịch); hành động, việc làm (giết hổ, đánh trả địa chủ, sẵn sàng nhận tội, đi tủ, trở về và bỏ vào rừng sống một mình,...). Người kể lại câu chuyện trong đoạn trích trên kể theo ngôi thứ ba. Đến phần cuối đoạn trích, tác giả lại chuyển về kể theo ngôi thứ nhất (xưng “tôi”). Ngôi kể ở đoạn trích này có tác dụng khắc hoạ chân dung Võ Tòng một cách khách quan, sinh động hơn, giúp người đọc nhìn nhận từ nhiều phía khác nhau,...

b) Câu văn: “Nhưng ai cũng mến gã ở cái tính tình chất phác, thật thả, lúc nào cũng sẵn sàng giúp đỡ mọi người mà không hề nghĩ đến chuyện người ta có đền đáp lại minh không." là lời nhận xét của bà Hai — má nuôi của An – về Võ Tòng, Người nhận xét ấy không phải là người kể trong đoạn trích mà do người kể (nhân vật An) nhắc lại.

c) Các em tham khảo gợi ý ở bài tập 7. Vẽ nhân vật Võ Tòng theo hình dung của em dựa vào đoạn trích. Có thể vẽ bằng tranh, cũng có thể miêu tả bằng lời về nhân vật ấy,