Giải bài 27: Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu; dùng cụm chủ - vị để mở rộng câu luyện tập (tiếp); luyện nói: bài văn giải thích một vấn đề - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 54. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Đọc thông tin, quan sát bức tranh và cho biết: Ông là ai?

Ông là một danh sĩ và là nhà cách mạng Việt Nam, hoạt động trong thời kì Pháp thuộc, quê ông ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ông có tên hiệu là Sào Nam, cuộc đời còn được gọi là "ông già Bến Ngự". Hiện tên ông đã được đặt cho nhiều trường học và nhiều con đường trên cả nước, trong đó có trường chuyên của tỉnh Nghệ Am và những con phố lớn tại Hà Nội, Hạ Long.

2. Đọc văn bản Những trò lố hay của Va-ren và Phan Bội Châu (SGK, Ngữ văn, tập hai, trang 89) và thực hiện yêu cầu: Câu chuyện này viết về hai nhân vật hoàn toàn có thật trong lịch sử nhưng nội dung của văn bản lại do tác giả hư cấu, tưởng tượng nên. Em hãy tìm dẫn chứng trong văn bản để làm sáng tỏ điều đó.

3. Làm việc theo nhóm để thảo luận: Dựa vào miêu tả của tác giả, hãy dựng lại hai bức chân dung về hai nhân vật chính trng cuộc "chạm trán" ở nhà lao, từ đó rút ra tính cách, bản chất của từng nhân vật và điền vào phiếu học tập theo mẫu dưới đây. Sau đó, mỗi nhóm cử đại diện trình bày. Các nhóm khác theo dõi, góp ý cho nhau.

4. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để miêu tả hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu? Từ bút pháp đó, người đọc nhận ra tình cảm gì của tác giả đối với mỗi nhân vật? Em có đồng cảm với tình cảm, thái độ đó của tác giả hay không?

5. Tìm cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dưới đây:

a. Một nhân chứng thứ hai của cuộc hội kiến Va-ren- Phan Bội Châu... lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu... lại quả quyết rằng (Phan) Bội Châu dã nhổ vào mặt Va-ren; cái đó thì cũng có thể.

b. Bằng giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh và khả năng tưởng tượng, hư cấu hết sức tài tình, độc đáo, tác giả đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đới lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc.

6. Gộp mỗi câu dưới đây thành một câu có cụm C-V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ (khi gộp có thể thêm hoặc bớt những từ cần thiết nhưng không thay đổi nghĩa chính của các câu và vế câu ấy):

a. Thực dân Pháp nêu chiêu bài "khai hóa" nhân dân Đông Dương. Mục đích của chúng là lừa bịp và bóc lột nhân dân ta.

b. Trong truyện kí Nguyễn Ái Quốc có truyện ngắn Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu. Truyện ngắn này được viết ngay sau khi nhà cách mạng Phan Bội Châu bị bắt cóc ở Trung Quốc giải về giam ở Hỏa Lò - Hà Nội và sắp bị xử án.

7. Đặt hai câu thể hiện cảm nghĩ của em về hai nhân vật Va-ren và Phan Bội Châu, trong đó mỗi câu có cụm C-V thành phần hoặc thành phần cụm từ trong câu.

8. Làm việc theo nhóm để lập dàn ý cho các đề văn sau, sau đó đại diện các nhóm phát biểu trước lớp:

Đề 1: Vì sao nhà văn Nguyễn Ái Quốc lại đặt nhan đề cho truyện ngắn của mình là Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu mà không phải là Va-ren và Phan Bội Châu?

Đề 2: Vì sao có thể nói đoạn kết với chi tiết về lời quả quyết của anh lính dõng An Nam và phần T.B (tái bút) với lời quả quyết của nhân chứng thứ hai đã làm tăng giá trị cho văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Đề 3: Em thích chi tiết nào nhất trong văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu? Vì sao?

9. Sưu tầm các câu chuyện về nhà cách mạng Phan Bội Châu để cùng chia sẻ với các bạn.

10. Nội dung chuẩn bị bài 28: Tìm kiếm trên mạng Internet, sách, báo,... thông tin, hình ảnh về ca Huế.