Giải bài 14: Một thứ quà của lúa non: Cốm, Chơi chữ, chuẩn mực sử dụng từ, ôn tập văn biểu cảm - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 1 trang 84. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Quan sát hình ảnh hai món ăn ngon nổi tiếng của Hà Nội: cốm và xôi và trả lời các câu hỏi:
a. Hai món này giống và khác nhau ở điểm gì?
b. Kể tên những món ăn được làm từ cốm.
2. Đọc phần chú thích (SGK Ngữ văn 7, tập một, trang 161), sau đó chỉ ra các đặc điểm của thể tùy bút.
3. Điền nội dung phù hợp để hoàn thành sơ đồ sau: (sơ đồ trang 85, Phát triển năng lực Ngữ văn 7, tập một, trang 85)
4. Đọc đoạn " Cơn gió mùa hạ... trong sạch của Trời" và trả lời câu hỏi dưới đây:
a. Tại sao nói cốm là thứ quà thanh nhã và tinh khiết?
b. Hình ảnh bông lúa cong xuống được tác giả liên tưởng tới điều gì?
5. Cốm không chỉ là một món ăn mà còn biểu thị nét văn hóa dân tộc. Hãy liệt kê các chi tiết trong văn bản thể hiện nét đẹp văn hóa này.
6. Các tác phẩm của Thạch Lam chú trọng thể hiện cảm giác, sự tinh thế, nhẹ nhàng mà sâu sắc. Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Bằng ngôn từ, tác giả đã khơi gợi giác quan nào?
b. Sự kết hợp màu sắc, mùi vị tạo ấn tượng như thế nào về quà cốm?
c. Qua món quà cốm, tác giả thể hiện tình yêu đối với quê hương đất nước như thế nào?
7. Một bài tùy bút có thể sử dụng các phương thức biểu đạt khác nhau như: miêu tả, thuyết minh, biểu cảm, bình luận,... Đọc văn bản Một thứ quà của lúa non: Cốm (trang 159), cho biết văn bản sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào? Phương thức biểu đạt đó tác động đến sự cảm nhận của người đọc như thế nào?
8. Làm việc theo nhóm: Tìm ví dụ về các lối chơi chữ trong và ngoài sách giáo khoa và sắp xếp vào bảng dưới đây cho phù hợp. Các nhóm cử đại diện trình bày, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý.
9. Bài ca dao sau dùng lối chơi chữ nào? Nêu tác dụng của lối chơi chữ trong bài.
Mặt trăm thứ dầu, dầu chi là dầu không thắp?
Mặt trăm thứ bắp, bắp chi là bắp không rang?
Một trăm thứ than, than chi là than không quạt?
Một trăm thứ bác, bạc chi mà chẳng ai mua?
Trai nam nhi anh đối đặng thì gái bốn mùa xin theo.
10. Cùng trao đồi với bạn và nêu ví dụ về những cách dùng từ không đúng chuẩn mực.
11. Đọc các câu và gạch dưới các từ dùng sai và sửa lại cho đúng:
a. Bạn đừng nên nói rối bố mẹ
b. Bước trên con đường quê, nòng tôi thấy ấm áp lạ thường.
c. Cánh đồng lúa chín vàng khèn
d. Con chó này đã từ trần rồi.
e. Tôi chỉ mới nghe phong phanh được tin ấy thôi, em đừng cho anh ấy biết vội.
g. Ngày thường tính tình anh rất hiền lành nhưng khi ra trận thì táo tợn và liều lĩnh vô cùng.
12. So sánh để tìm ra sự giống và khác nhau của văn biểu cảm, miêu tả và tự sự bằng cách hoàn thành bảng sau:
13. Trao đổi với bạn và cho biết: Văn biểu cảm có mối liên hệ như thế nào với văn miêu tả và văn tự sự?
14. Đọc đoạn văn sau và thực hiện yêu cầu:
Cỏ non ven những con đường trong thành phố, trên đó lưa thưa những chòm cây dại, như cây hoa ngũ sắc cười sặc sỡ dọc đường thơ ấu của tôi. Bay theo những bước chân lang thang của tôi là những con bướm, những cánh chuồn nghe ngày nắng lên tung tăng trong không gian, ghé cây này, vờn cây kia, trong một thành phố lúc nào cũng cổ xưa, văng vẳng điệu nhã nahwjc của cung đình đã hoang phế(...). Một hôm nhân có việc đi ra ngoại ô vào ban đêm, tôi gặp những đàn đom đóm mịt mù như một đám bụi sao bay trôi qua những khu vườn tối thẳm. Tôi lại nhớ ra rằng đã từ lâu, ở Huế người ta không còn thấy bóng con đom đóm, không còn thấy bóng của những bầy trẻ con đang đuổi theo những vầng bụi lửa đom đóm để cố bắt lấy "hạt ngọc nhà trời".
(Trích Miền cỏ thơm, Tạp chí sông Hương, Hoàng phủ Ngọc Tường, 2003)
Đoạn văn trên biểu hiện cảm xúc gì của tác giả? Tác giả đã kết hợp phương thức miêu tả, tự sự trong việc bày tỏ cảm xúc ấy như thế nào?
15. Em hãy nêu những cách chơi chữ phổ biến hiện nay trong giới trẻ, nhất là mạng xã hội.
16. Sưu tầm một số câu ca dao, tác phẩm văn học có hình ảnh cốm.
17. Việt một đoạn văn bày tỏ cảm xúc của em đối với một đặc sản của địa phương em.