Giải bài 15: Sài Gòn tôi yêu, mùa xuân của tôi, luyện tập sử dụng từ, trả bài làm văn số 3 - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 1 trang 89. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Quan sát những bức tranh ảnh dưới đây và cho biết chúng thể hiện không khí mùa xuân của những miền nào trên đất nước ta?
2. Kể tên những bài hát có nội dung về mùa xuân. Theo em, mùa xuân lại đem lại nhiều cảm hứng sáng tác cho các nghệ sĩ?
3. Cùng bạn xem lại bài 14 và nêu những đặc điểm của thể loại tùy bút.
4. Đọc văn bản Mùa xuân của tôi (SGK, Ngữ văn 7, tập một) và thực hiện yêu cầu sau:
a. Văn bản Mùa xuân của tôi (trích trong bài tùy bút Tháng giêng mơ về trăng non rét ngọt) là dòng hồi tưởng của tác giả về mùa xuân của vùng Bắc Bộ Việt Nam, mùa xuân của Hà Nội - quê hương của tác giả. Hãy điền số thứ tự phù hợp vào các ô trống để sắp xếp lại các ý dưới đây theo trình tự được nói đến trong đoạn trích.
b. Có ý kiến cho rằng: Bố cục của văn bản tùy bút phụ thuộc vào dòng suy tư, cảm xúc của tác giả. Nhận xét về mạch hồi tưởng của tác giả trong văn bản để làm rõ điều đó.
5. Liệt kê các chi tiết trong văn bản gợi tả hình ảnh mùa xuân miền Bắc qua ngòi bút của tác giả vào bảng theo mẫu dưới đây:
6. Tác giả đặc tả mùa xuân từ sau ngày rằm tháng giêng. Em hãy chỉ ra những cách miêu tả cảnh vật đang chuyển đổi, từ đó nhận xét về sự tinh tế trong quan sát của tác giả.
7. Ngòi bút Vũ Bằng thiên về gợi tả, tạo ấn tượng cho người đọc. Hãy chọn các chi tiết trong văn bản thể hiện sức sống diệu kì của thiên nhiên và con người.
8. Đọc các câu sau và thực hiện các yêu cầu sau:
Nhựa sống ở trong người căng lên như máu căng lên trong lộc của loài nai, như mầm non của cây cối, nằm im mãi không chịu được, phải trồi ra thành những cái lá nhỏ li ti giơ tay vẫy những cặp uyên ương đứng cạnh.
Y như những con vật nằm thu hình một nơi chốn rét thấy nắng ấm trở về lại bò ra để nhảy nhót kiếm ăn, anh cũng "sống" lại và thèm khát yêu thương thực sự.
a. Trong các câu trên, tác giả sử dụng các phép so sánh để kết nối những điều trừu tượng với những cái cụ thể. Hãy chỉ ra những cặp so sánh đó.
b. Chỉ ra tác dụng của phép so sánh trong các câu trên.
9. Theo em, tại sao Vũ Bằng trong hồi ức của mình lại gọi mùa xuân Bắc Việt là mùa xuân của tôi.
10. Đọc văn bản Sài Gòn tôi yêu (SGK, Ngữ văn 7, tập một) và điền nội dung phù hợp để hoàn thành sơ đồ:
11. Đọc đoạn" Tôi yêu Sài Gòn da diết... còn nhiều cây xanh che chở" và thực hiện những yêu cầu dưới đây:
a. Đoạn văn sử dụng nhiều từ ngữ miêu tả trạng thái. Em hãy chỉ ra các từ ngữ đó và nhận xét về cách cảm nhận của tác giả đối với thiên nhiên và không gian sống của Sài Gòn.
b. Em có nhận xét gì về biện pháp tu từ được sử dụng ở đoạn văn này? Theo em, biện pháp nghệ thuật đó mang đến hiệu quả nghệ thuật gì?
12. Em thích "phong cách bản địa" nào nhất của người Sài Gòn?
13. Từ "mối tình dai dẳng, bền chặt" đối với Sài Gòn của tác giả Minh Hương, em hãy nêu cảm nghĩ của mình về địa phương em đang sinh sống.
14. Làm việc theo nhóm để thực hiện các yêu cầu dưới đây. Sau đó cử đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác theo dõi, góp ý.
a. Đọc phần ghi nhớ (trang 167), xác định lỗi dùng từ trong các câu và sửa lại cho đúng.
b. Tìm ba ví dụ về cách dùng sai từ ngữ trong giao tiếp hằng ngày.
c. Dưới đây là một đoạn thông tin trên mạng xã hội Facebook. Hãy cho biết ý kiến của em về cách dùng từ trên mạng xã hội hiện nay
" Đói wá má ui. Bây h mà cóa một thùng nước phở chắc mềnh cũng không từ chối. Dưng mà bùn ghê gúm vì vừa đói vừa hết xiền òi...Hu hu hu"
16. Viết một đoạn văn khoảng 10 câu thể hiện cảm xúc của em về những vẻ đẹp riêng của mùa xuân trên quê hương em.
17. Tìm những tác phẩm văn học viết về mùa xuân.
18. Đọc bài đọc thêm Xuân (Nguyễn Bính, trang 178) về và cho biết trong bài thơ, bức tranh mùa xuân miền Bắc được nhà thơ miêu tả như thế nào?
19. Tìm đọc bài thơ Đêm đỗ thuyền ở bến Phong Kiều và tìm hiểu về không gian, thời gian, chủ đề trữ tình trong bài thơ.