Giải bài 12: Cảnh khuya, rằm tháng giêng, thành ngữ, cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 1 trang 76. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1. Trình bày những tư liệu nhóm em đã sưu tầm được về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Đọc văn bản Cảnh khuya (SGK, Ngữ văn 7, tập một trang 140) và điền vào chỗ trống nội dung phù hợp.
3. Đọc hai câu đầu văn bản Cảnh khuya và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. Liệt kê các từ ngữ để miêu tả cảnh núi rừng Việt Bắc.
b. Trong câu thơ thứ nhất, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thật gì? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
c. Trong câu thơ thứ hai, từ lồng được lặp lại hai lần mang lại hiệu quả gì trong miêu tả?
4. Cùng bạn đọc hai câu cuối văn bản Cảnh khuya và trả lời các câu hỏi dưới đây:
a. "Cảnh khuya như vẽ" là như thế nào? Tưởng tượng và miêu tả lại cảnh đó bằng một đoạn văn ngắn.
b. Điều gì khiến tác giả chưa ngủ?
c. Nói hai câu thơ đầu góp phần bộc lộ con người nghệ sĩ thì hai câu thơ sau bộc lộ con người gì của tác giả?
5. Đọc văn bản Rằm tháng giêng, so sánh bản Phiên âm và bản Dịch thơ (trang 140) của văn bản ở những phương diện sau:
6. Dựa vào phần Chú thích (trang 140) và trả lời câu hỏi:
a. Trong văn bản Rằm tháng riêng, chữ xuân được dùng ba lần trong câu thơ thứ hai, em hãy nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật này.
b. Căn cứ vào phần Dịch nghĩa (trang 140) của văn bản, dối chiếu văn Dịch nghĩa và Dịch thơ của câu thơ thứ hai, nêu nhận xét về hiệu quả nghệ thuật của hai cách diễn đạt. Theo em, bản nào sát với bản Phiên âm hơn? Vì sao?
Dịch nghĩa: Sông xuân, nước xuân tiếp giáp với trời xuân
Dịch thơ: Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân.
c. Đọc câu thơ thứ ba của văn bản, đối chiếu văn bản Dịch nghĩa và Dịch thơ, nhận xét về hình ảnh được sử dụng. Theo em hình ảnh nào chi tiết hơn, có khả năng gợi mở liên tưởng của người đọc hơn?
Dịch nghĩa: Nơi sâu thẳm mịt mù khói sóng bàn việc quân
Dịch thơ: Giữa dòng bàn bạc việc quân.
d. Theo mạch cảm xúc, hai câu thơ đầu tả cảnh đêm trăng trên sông, câu thơ thứ ba chuyển sang nói về việc quân, câu thơ thứ tư lẽ ra nói tiếp về việc quân nhưng tác giả lại trở lại miêu tả ánh trăng đầy thuyền. Hình ảnh lãng mạn đó cho thấy vẻ đẹp nào trong tâm hồn tác giả?
e. Câu thơ thứ tư của văn bản Rằm tháng riêng (Nguyên tiêu) gợi cho chúng ta nhớ tới khung cảnh trong bài thơ nào dưới đây?
A. Vọng Lư Sơn bộ bố
B. Phong kiều dạ bạc
C. Hồi hương ngẫu thư
D. Tĩnh dạ tứ
7. Nối từ ngữ phù hợp ở cột A với từ ngữ phù hợp ở cột B để tạo nên thành ngữ.
8. Làm việc theo nhóm để giải thích ý nghĩa của các thành ngữ và điền vào bảng. Sau, số mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả cuarminhf. Các nhóm khác theo dõi, góp ý.
9. Đặt câu với các thành ngữ ở hoạt động 8
10. Liệt kê những hình ảnh em liên tưởng tới khi đọc văn bản Rằm tháng giêng (trang 140). Nêu cảm xúc của em khi nghĩ tới những hình ảnh liên tưởng đó.
11. Lập dàn ý cho đề văn: Phát biểu cảm nghĩ của em về văn bản Rằm tháng giêng.
12. Viết một truyện cười về chủ đề bất kì trong đó có sử dụng 1-2 thành ngữ.
13. Sưu tầm các câu thành ngữ nói về việc học tập, tu dưỡng, rèn luyện.
14. Lập sổ tay thành ngữ để sử dụng trong việc rèn luyện kĩ năng viết.
15. Nội dung chuẩn bị bài 13: Tìm đọc một số bài thơ của tác giả Xuân Quỳnh.