Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Trường hợp bằng nhau thứ hai của tam giác (c.g.c). Bài học nằm trong chương trình toán 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

TUẦN

Ngày soạn :

Ngày dạy :

TIẾT 25 - TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU THỨ HAI CỦA TAM GIÁC C.G.C

I- MỤC TIÊU

  1. Kiến thức:

- HS vẽ tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa. HS hiểu được trường hợp bằng nhau c.g.c của hai tam giác.

  1. Kỹ năng:

- HS biết chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo trường hợp c.g.c. Biết sử dụng 2 tam giác bằng nhau để suy ra 2 góc bằng nhau hay hai đoạn thẳng bằng nhau.

  1. Thái độ:cẩn thận, chính xác.
  2. Định hướng năng lực, phẩm chất

- Năng lực: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực ngôn ngữ, năng lực tự học.

- Phẩm chất: Tự tin, tự chủ.

II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM

- vẽ tam giác khi biết hai cạnh và góc xen giữa

- trường hợp bằng nhau c.g.c của hai tam giác.

III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM      

- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan nêu vấn đề, thực hành, hoạt động nhóm.

                             

IV- CHUẨN BỊ

  1. Giáo viên: Phấn màu, bảng phụ, thước thẳng, SGK, SBT.
  2. Học sinh: Đồ dùng học tập, đọc trước bàI-

V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. (1 phút)
  2. Nội dung:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU

Mục tiêu:HS biết cách vẽ tam giác khi biết 2 cạnh và góc xen giữa

Phương pháp:hđ cá nhân, hđ nhóm.

Thời gian: 3 phút

?Phát biểu trường hợp bằng nhau thứ nhất của 2 tam giác c.c.c?

-GV chiếu hình vẽ  và có AB = DE, BC = EF.

?Bổ sung điều kiện gì để hai tam giác bằng nhau theo TH c.c.c?

-ĐVĐ: Nếu AC không bằng DF mà lại có góc B bằng góc E thì 2 tam giác này có bằng nhau không?

-HS trả lời

 

 

 

-HS trả lời

 

-HS trả lời: AC = DF

 

 

 

 

 

HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC.

Mục tiêu:

- HS biết vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

- HS hiểu được trường hợp bằng nhau c.g.c của hai tam giác.

Phương pháp:hđ cá nhân, nhóm.

Thời gian: 30 phút

Hoạt động 1: Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

- GV chiếu hình vẽ  và giới thiệu góc xen giữa 2 cạnh

-GV chiếu hình vẽ  và củng cố góc xen giữa 2 cạnh cho HS.

-GV: Để vẽ tam giác khi biết 2 cạnh và góc xen giữa ta vẽ yếu tố nào trước?

-GV hướng dẫn HS cách vẽ nếu HS quên cách vẽ một góc cho trước:

 + Vẽ

 + Trên tia Bx lấy điểm A, BA = 2cm. Trên tia By lấy điểm C sao cho BC = 3cm. Vẽ đoạn thẳng AC ta được tam giác ABC.

?  là góc xen giữa 2 cạnh nào?

-GV yêu cầu HS làm ?1

?Ban đầu tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có những yếu tố nào bằng nhau?

?Vậy em có rút ra kết luận gì?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS hđ nhóm làm ?1 và kiểm tra chéo trong nhóm

 

 

 

 

 

 

-HS trả lời

 

1. Vẽ tam giác biết hai cạnh và góc xen giữa

Bài toán: Vẽ tam giác ABC, AB = 2cm, BC = 3cm,

Hoạt động 2: Trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh -GV giới thiệu TH bằng nhau c.g.c của tam giác

-GV:   =  theo trường hợp c.g.c khi nào?

 

-GV trình bày mẫu dạng bài chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo TH c.g.c.

?Trở lại vấn đề đầu giờ: 2 tam giác ABC và DEF có bằng nhau không?

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-HS: ABC =DEF (c.g.c)

 

2. Trường hợp bằng nhau cạnh- góc- cạnh

*Tính chất: Sgk

Nếu  và  có:

AB = A’B’

 =

BC = B’C’

Thì  =  (c.g.c)

 

HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

Mục đích: luyện cách chứng minh 2 tam giác bằng nhau theo TH c.g.c

Phương pháp: hđ nhóm

Thời gian: 8 phút

-GV yêu cầu HS hđ nhóm làm ?2

-GV chiếu phản ví dụ: hình 2 tam giác có 2 cặp cạnh bằng nhau và có cặp góc không xen giữa bằng nhau để nhấn mạnh cho HS

-HS thực hiện

 

?2:

Xét  và  có:

AB = AD

 =

AC là cạnh chung

Suy ra  =  (c.g.c)

Phản ví dụ

HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

Mục tiêu:hiểu TH bằng nhau thứ 2 của tam giác

Phương pháp: hoạt động nhóm, trò chơi

Thời gian: 8 phút

-GV cho HS hđ nhóm làm ví dụ

 

 

 

 

 

 

Trò chơi ai nhanh ai đúng

Các nhóm làm vào bảng nhóm trong thời gian 5 phút nhóm nào làm xong và đúng nhóm đó chiến thắng

GV cùng cả lớp nhận xét các nhóm, sữa sai, giáo viên cho điểm.

 

 

Ví dụ:

HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG

Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.

Phương pháp: thuyết mình

Thời gian: 2 phút

Hai anh Sơn và Hà vừa được thừa kế hai mảnh vườn hình tam giác kề nhau, chẳng may ngôi nhà anh Sơn đang ở trước đây không nằm trọn trong mảnh vườn. Anh Sơn rất muốn xác định chu vi mảnh vườn của mình, nhưng lại không thể nào đo được đường ranh IG. Có cách nào giúp anh Sơn? Biết rằng 2 bờ rào GH và IK song song và bằng nhau.

 

 

 

HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Cho tam giác ABC và tam giác MNK có: AB = MN, ∠A = ∠M. Cần điều kiện gì để tam giác ABC bằng với tam giác MNK?

  1. BC = MK
  2. BC = HK
  3. AC = MK
  4. AC = HK

Câu 2: Cho tam giác BAC và tam giác KEF có BA = EK, ∠A = ∠K, CA = KF. Phát biểu nào sau đây đúng?

  1. ΔBAC = ΔEKF
  2. ΔBAC = ΔEFK
  3. ΔABC = ΔFKE
  4. ΔBAC = ΔKEF

Câu 3: Cho hai đoạn thẳng BD và EC vuông góc với nhau tại A sao cho AB = AE, AD = AC, AB < AC. Phát biểu nào sau đây sai?

  1. ΔAED = ΔABC
  2. BC = ED
  3. EB = CD
  4. ∠ABC = ∠AED

Câu 4: Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox lấy hai điểm A, C, trên tia Oy lấy hai điểm B, D sao cho OA = OB; OC = OD (A nằm giữa O và C; B nằm giữa O và D).Chọn câu đúng

  1. ΔOAD = ΔOCB
  2. ΔODA = ΔOBC
  3. ΔAOD = ΔBCO
  4. ΔOAD = ΔOBC

Câu 5:Cho đoạn thẳng AB, O là trung điểm của AB và d là đường trung trực của AB. Trên đường thẳng d lấy hai điểm tùy ý M và N ( M và N nằm về hai phía của AB). nối MA,MB,NA,NB. Trong hình vẽ có bao nhiêu cặp tam giác bằng nhau

A.2

B.3

C.4

D.5

VI- RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………