Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Tính chất ba đường cao của tam giác. Bài học nằm trong chương trình toán 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
TUẦN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
TIẾT 27 - §9. TÍNH CHẤT BA ĐƯỜNG CAO CỦA TAM GIÁC
I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức: HS biết khái niệm đường cao của tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao.
- Kĩ năng: Luyện cách dùng êke để vẽ đường cao của tam giác. Qua vẽ hình nhận biết ba đường cao của tam giác luôn đi qua một điểm. Từ đó vận dụng định lí về tính chất đồng quy của ba đường cao của tam giác để giải bài tập.
- Thái độ: Rèn tư duy, suy luận hợp lí.
- Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: Tư duy, giải quyết vấn đề, vận dụng, tính toán, giao tiếp, làm chủ bản thân.
- Năng lực chuyên biệt: Thu thập và xử lí thông tin toán học.
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Biết khái niệm đường cao của tam giác và tính chất ba đường cao tam giác. Nắm vững được nội dung và cách chứng minh hai định lí.
- Biết tóm tắt GT, KL định lý; của bài toán.
III-PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
-Đặt và giải quyết vấn đề
-Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
-Luyện tập và thực hành
IV-CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Bảng phụ, phấn màu, compa, êke, thước kẻ.
- Học sinh: Làm bài tập đã cho, bảng nhóm, compa, êke, thước kẻ.
V- TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
- Ổn định lớp
- Kiểm tra bài cũ: (5’)
H: Qua một điểm nằm ngoài một đường thẳng vẽ được mấy đường vuông góc với đường thẳng đó?
Cho điểm A nằm ngoài đường thẳng a hãy dùng êke để vẽ đường thẳng đi qua A và vuông góc với a.
Đáp án: Qua 1 điểm nằm ngoài một đường thẳng vẽ được một đường vuông góc với đường thẳng đó. (5đ)
(5đ)
- Bài mới
Hoạt động của GV | Hoạt động của HS | Nội dung | ||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU (1) Mục tiêu: Kích thích hs suy đoán, hướng vào bài mới (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Phương pháp vấn đáp – gợi mở/Kỹ thuật động não (3) Thời gian: 3 phút | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Ở các tiết học trước ta đã biết trong một tam giác 3 đường trung tuyến, 3 đường phân giác, 3 đường trung trực đều gặp nhau tại một điểm. Hôm nay, chúng ta học tiếp một đường chủ yếu nữa của tam giác thông qua §9. |
HS lắng nghe
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (1) Mục tiêu: HS biết khái niệm đường cao của tam giác và mỗi tam giác có ba đường cao. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Tái hiện kiến thức, thu thập thông tin, thuyết trình, vấn đáp/ kỹ thuật đặt câu hỏi, động não, thu nhận thông tin phản hồI- (3) Thời gian: 30 phút | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG 1: Đường cao của tam giác. (5’) GV: Vẽ tam giác ABC lên bảng GV: Vẽ đoạn vuông góc từ đỉnh đến cạnh đối diện và giới thiệu đó là đường cao. H: Một tam giác có mấy đường cao? GV: Y/c HS lên bảng vẽ 2đường cao còn lại của tam giác ABC. |
HS: vẽ hình vào vở và nghe GV trình bày. HS: một tam giác có ba đường cao. HS: Lên bảng vẽ hình. | 1. Đường cao của tam giác: A
B I C AI: đường cao của tam giác ABC | ||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1 GV: chia lớp làm 3 phần: 1/3 lớp vẽ tam giác nhọn; 1/3 lớp vẽ tam giác tù; 1/3 lớp vẽ tam giác vuông. GV: Gọi 3 HS lên bảng vẽ hình. GV cho HS nêu nhận xét
GV: giới thiệu định lí về tính chất ba đường cao. | HS: thực hiện ?1
HS: ba em lên bảng vẽ hình HS: nêu nhận xét
HS nghe GV giới thiệu định lí về tính chất ba đường cao. | 2. Tính chất ba đường cao của tam giác:
AH
H K L A
*Ba đường cao của tam giác cùng đi qua một điểm. | ||||||||||||||||||||||||||||||||
GV: Cho tam giác cân ABC (AB = AC). Vẽ trung trực của đáy BC. H: Tại sao đường trung trực của BC lại đi qua A?
H: Vậy đường trung trực của BC đồng thời là đường gì của tam giác cân ABC? H: AI còn là đường gì của tam giác ? GV: Vậy ta có tính chất sau của tam giác cân. GV: Đưa “Tính chất tam giác cân lên bảng phụ” GV: Đảo lại một tam giác có các đường như thế nào là tam giác cân? GV: Nêu Nhận xét. Yêu cầu HS đọc lại nhận xét. GV: Y/c HS thực hiện ?2 H: Áp dung tính chất trên vào tam giác đều ta có điều gì? |
HS: Vẽ hình vào vở.
HS: Vì AB = AC (theo tính chất trung trực của một đoạn thẳng). HS: AI BC nên AI còn là đường cao của tam giác.
HS: AI còn là phân giác của góc A, vì trong tam giác cân, đường trung tuyến ứng với cạnh đáy đồng thời là phân giác của góc ở đỉnh. HS: Hai em lần lượt nêu lại tính chất.
HS đọc lại nhận xét.
HS: thực hiện ?2 HS: Nêu tính chất cho tam giác đều. | 3. Về các đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của tam giác cân: A
B I C
*Tính chất của tam giác cân Sgk/82
*Nhận xét: Sgk/82 | ||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (1) Mục tiêu: HS hiểu và vận dụng lý thuyết giải các bài tập. (2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, trực quan/ kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật động não, kỹ thuật thu nhận thông tin phản hồi (3) Thời gian: 10 phút | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
H: Nêu tính chất ba đường cao của một tam giác? H: Nêu tính chất tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của một tam giác cân. + Chuyển giao: GV Yêu cầu HS làm bài tập 58 tr83 Sgk.
GV: Nhận xét
| HS: Trả lời
HS hoạt động nhóm làm bàI- - Trong ABC vuông tại A có AB, AC là những đường cao nên trực tâm của nó chính là đỉnh góc vuông. - Trong tam giác tù, hai đường cao xuất phát từ hai đỉnh góc nhọn nằm bên ngoài tam giác nên trực tâm của tam giác tù nằm bên ngoài tam giác. |
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng. - Phương pháp dạy học: vấn đáp, đàm thoại - Thời gian: 3 phút | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Câu 1: Nêu tính chất ba đường cao của một tam giác.. (MĐ 1) Câu 2: Nêu tính chất tính chất về đường cao, trung tuyến, trung trực, phân giác của một tam giác cân. (MĐ 2) Câu 3: Bài tập 58/83 sgk (MĐ 3, 4) |
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu:HS được hướng dẫn cụ thể nội dung chuẩn bị bài - Phương pháp dạy học: thuyết trình - Thời gian: 2 phút | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Học thuộc các định lí, tính chất, nhận xét trong bàI- - Ôn lại định nghĩa, tính chất các đường đồng quy trong tam giác, phân biệt bốn loại đường.
- Làm bài Sgk/82; bài tập 60, 61, 62 Sgk/83 |
|
| ||||||||||||||||||||||||||||||||
VI- RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………