Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Hai tam giác bằng nhau. Bài học nằm trong chương trình toán 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
TUẦN
Ngày soạn:
Ngày dạy:
TIẾT 20 – HAI TAM GIÁC BẰNG NHAU
I- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Hs hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo qui ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự.
- Kỹ năng:
- Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
- Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác .
- Định hướng năng lực, phẩm chất.
- Năng lực: năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề.
- Phẩm chất: tự tin, tự chủ.
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Định nghĩa hai tam giác bằng nhau.
III- PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM
- Nêu và giải quyết vấn đề, trực quan nêu vấn đề, thực hành, hoạt động nhóm.
IV- CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
1.Giáo viên: Thước thẳng, thước đo góc, êke, phấn màu. Máy soI-
2.Học sinh: Thước thẳng, thước đo góc, êke.
V- TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
- Ổn định lớp : Kiểm tra sĩ số (1 phút)
- Nội dung
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung |
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: ôn lại định lí tổng ba góc của một tam giác Hình thức tổ chức: HD cá nhân, HĐ nhóm, tự kiểm tra, đánh giá. Thời gian: 5 phút |
||
GV kiểm tra hs cả lớp - Phát biểu định lí tổng ba góc của một tam giác? GV chiếu hình ảnh các đồ vật chồng khít lên nhau giới thiệu các đồ vật có hình dạng, kích thước bằng nhau; chiếu tiếp hình ảnh hai hình tam giác chồng khít lên nhau và hỏi hs: Em có nhận xét gì về hai hình tam giác trên? Từ đó đặt vấn đề vào bàI- |
Hs phát biểu định lí. |
|
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: - HS hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo qui ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự -Hình thức tổ chức hoạt động: Hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm. Thời gian: 20 phút |
||
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu định nghĩa (11ph) Gv cho hs hoạt động nhóm làm ?1. Hãy dùng thước đo góc và thước thẳng để đo và so sánh các cạnh và số đo các góc của DABC và DA’B’C’. - Rút ra nhận xét gì?
Gv giới thiệu hai tam giác như thế gọi là hai tam bằng nhau, giới thiệu hai góc tương ứng, hai đỉnh tương ứng, hai cạnh tương ứng. - Vậy hãy cho biết thế nào là hai tam giác bằng nhau?
Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu kí hiệu (7 ph) Gv: Ngoài việc dùng lời để định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta có thể dùng kí hiệu để chỉ sự bằng nhau của hai tam giác. Gv giới thiệu quy ước tương ứng của các đỉnh của hai tam giác.
|
Hs hoạt động nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
Hs:AB=A’B’;AC=A’C’; BC=B’C’;; ; .
Hs phát biểu định nghĩa như sgk.
Hs đọc mục 2/ sgk.
|
1) Định nghĩa: ?1 : Định nghĩa: sgk /120
2.Kí hiệu:
DABC = DA’B’C’ nếu:
|
HOẠT DỘNG LUYỆN LẬP Mục tiêu: Luyện kĩ năng tìm và viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau. Hình thức hoạt động:Hoạt động cá nhân, cặp đôI- Thời gian: 10 phút |
||
Gv yêu cầu hs làm ?2
Gv phát phiếu học tập cho hs cả lớp.
Gv yêu cầu hs làm ?3 ?3. Cho DABC = DDEF. Tìm số đo góc D và độ dài BC. - Muốn tính số đo góc D và độ dài BC ta làm như thế nào?
Gv gọi 1 hs lên bảng trình bày. Gv chữa bài 1 vài hs. |
Hs làm ?2 vào phiếu học tập. ?2 : a) DABC = DMNP b) Đỉnh M tương ứng với đỉnh A tương ứng với MP tương ứng với AC c) D ACB =D MNP AC = MP = Hs: Dựa vào hai tam giác bằng nhau: DABC và DDEF Hs cả lớp làm bàI- 1 hs trình bày trên bảng. |
?2 ?3 Ta có: ++ = 1800 (Tổng ba góc của DABC); = 600 Mà: DABC = DDEF (gt) => (hai góc tương ứng) => = 600 DABC = DDEF (gt) => BC = EF = 3 |
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: Biết vận dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để chỉ ra hai tam giác bẳng nhau, từ đó chỉ ra đỉnh tương ứng, góc tương ứng; biết viết đúng kí hiệu hai tam giác bẳng nhau.. Hình thức tổ chức hoạt động: hoạt động cá nhân, hoạt dộng nhóm bàn. Thời gian: 8 phút |
||
Gv gọi hs nhắc lại định nghĩa hai tam giác bằng nhau. Cách kí hiệu ? - Với điều kiện nào thì DABC = DIMN ? Gv yêu cầu hs làm bài 10 /111 sgk Gv treo bảng phụ vẽ hình 63, 64/ sgk, yêu cầu hs hoạt động theo nhóm bàn làm bài(2ph) Hình 63: Hình 64: GV gọi đại diện 2 nhóm nhaanh nhất lên bảng trình bày; sau đó gọi hs nhóm khác nhận xét. GV đánh giá bài làm các nhóm và lưu ý một số sai lầm hs thường mắc: như viết kí hiệu hai tam giác bẳng nhau sai đỉnh tương ứng |
Hs đứng tại chỗ trả lờI-
HS trả lời câu hỏi
Hs hoạt động nhóm làm bài 10/ 111 sgk Đại diện 2 nhóm nhaanh nhất lên bảng trình bày. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung
|
Bài 10/ 110 sgk: Hình 63: A tương ứng với I B tương ứng với M C tương ứng với N DABC = DINM Hình 64: Q tương ứng với R H tương ứng với P R tương ứng với Q Vậy DQHR = DRPQ
|
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG Mục tiêu: Khuyến khích hs tìm tòi phát hiện một số tình huống, bài toán có thể đưa về vận dụng các kiến thức về hai tam giác băng nhau để giải bài tập và giải quyết một sô bài toán thực tế. Hình thức hoạt động: hoạt động cá nhân, cặp đôi khá, giỏi Thời gian: 2 phút |
||
- Học kĩ lí thuyết. - Làm các bài tập: 11, 12, 13, 14/112 sgk. * Hướng dẫn bài 13/112 sgk Hai tam giác bằng nhau thì chu vi của chúng bằng nhau. Chỉ cần tìm chu vi của 1 tam giác nếu tìm được đủ độ dài ba cạnh của nó. |
HS chú ý lắng nghe và ghi nội dung về nhà.
Hs theo dõi hướng dẫn của GV |
|
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho hai tam giác MNP và DEF .có MN = DE; MP = DF , NP = EF ,Mˆ=Dˆ,Nˆ=Eˆ;Pˆ=Fˆ . Ta có :
- ∆ MNP = ∆ DEF
- ∆ MPN = ∆ EDF
- ∆ NPM = ∆ DFE
- Cả A,B,C đều đúng
Câu 2: Cho ∆ PQR = ∆ DEF trong đó PQ = 4cm , QR = 6cm, PR= 5cm . Chu vi tam giác DEF là :
- 14cm
- 15cm
- 16cm
- 17cm
Câu 3: Cho ∆ ABC = ∆ DEF có Bˆ=70,Cˆ=50 EF= 3cm . Số đo của góc D và độ dài cạnh BC là :
- Dˆ= 500 , BC = 3cm
B.Dˆ= 600 , BC = 3cm
C.Dˆ= 700 , BC = 3cm
D.Dˆ= 800 , BC = 3cm
Câu 4: Điền dấu x vào ô thích hợp
- Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau
- Hai tam giác bằng nhau thì có các góc tương ứng bằng nhau
- Hai tam giác có các góc tương ứng bằng nhau, các cạnh tương ứng bằng
D.Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh bằng nhau,và có các
Câu 5: Cho 2 tam giác ΔMNP và ΔHIK có MP=IK; NP=HK; IH=MN; Nˆ=Hˆ. Câu nào sau đây đúng:
A.ΔMNP=ΔHIK
B.ΔMNP=ΔIHK
C.ΔMNP=ΔKIH
- A,B,C đều sai
Câu 6: Cho ΔIEF=ΔMNO. Hãy tìm cạnh tương ứng với cạnh EF, góc tương ứng với góc E:
A.MN và góc O
B.MO và góc M
C.NO và góc N
Câu 7: Cho hai tam giác bằng nhau: Tam giác ABC ( không có hai góc nào bằng nhau, không có hai cạnh nào bằng nhau) và môt tam giác có ba đỉnh là T,S,R.Hãy viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó biết rằng góc A bằng góc T và AC=TS.
A.ΔABC=ΔTRS
B.ΔABC=ΔRTS
C.ΔABC=ΔSTR
D.ΔABC=ΔTSR
Câu 8: Cho DΔABC=ΔMNP có AB=7cm, AC=10cm, NP = 12cm. Tính chu vi tam giác MNP:
A.27cm
B.29cm
C.32cm
D.37cm
Câu 9: Cho ΔHIK=ΔEFR. Biết góc H=45, F=60. Tính các góc còn lại của ΔHIK
A.Iˆ=75∘;Kˆ=60∘
B.Iˆ=80∘;Kˆ=55∘
C.Iˆ=65∘;Kˆ=70∘
D.Iˆ=60∘;Kˆ=75∘
Câu 10:Cho ΔABC = ΔMNP. Chọn đáp án sai
- AB = MN
- AC = NP
- ∠A = ∠M
- ∠P = ∠C
Câu 11:Cho ΔABC = ΔDEF. Biết ∠A = 33°, khi đó:
- ∠D = 33°
- ∠D = 42°
- ∠E = 32°
- ∠D = 66°
Câu 12:Cho hai tam giác ABC và DEF có: AB = EF, BC = FD, AC = ED; ∠A = ∠E, ∠B = ∠F, ∠D = ∠C. Khi đó
- ΔABC = ΔDEF
- ΔABC = ΔEFD
- ΔABC = ΔFDE
- ΔABC = ΔDFE
Câu 13: Cho ΔABC = ΔMNP. Biết AB = 5cm, MP = 7cm và chu vi của tam giác ABC bằng 22cm. Tính các cạnh còn lại của mỗi tam giác?
- NP = BC = 9cm
- NP = BC = 11cm
- NP = BC = 10cm
- NP = 9cm; BC = 10cm
VI- RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………