Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài Bảng tần số các giá trị của dấu hiệu. Bài học nằm trong chương trình toán 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
TUẦN
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 43 BẢNG ''TẦN SỐ'' CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU
I- MỤC TIÊU.
1.Kiến thức:
- Học sinh xác định được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn.
2.Kỹ năng:
- Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét.
- Thái độ:
- Học sinh biết liên hệ với thực tế của bài toán.
- Năng lực cần Hình thành:
- Năng lực tính toán: sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tính huống đơn giản hàng ngày.
-Năng lực sử dụng hệ thống ngôn ngữ ,kí hiệu.
II- NỘI DUNG TRỌNG TÂM
- Lập bảng tần số
- Chú ý
III- PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC :
-Đặt và giải quyết vấn đề
-Phương pháp đàm thoại
- Phương pháp dạy học hợp tác theo nhóm nhỏ
-Luyện tập và thực hành
IV- CHUẨN BỊ:
1.Chuẩn bị của giáo viên: bảng phụ ghi nội dung kiểm tra bài cũ , bảng phụ ghi nội dung bài tập 5, 6 tr11 SGK)
2.Chuẩn bị của học sinh: thước thẳng.
Bảng phụ 1: Nhiệt độ trung bình của huyện Bình Giang (đơn vị tính là 0C)
Năm |
1990 |
1991 |
1992 |
1993 |
1994 |
1995 |
Nhiệt độ trung bình hàng năm |
21 |
22 |
21 |
23 |
22 |
21 |
- a) Dấu hiệu ở đây là gì ? Số các giá trị là bao nhiêu.
- b) Tìm tần số của các giá trị khác nhau.
IV- TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
- ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 1'
- 2. KIỂM TRA BÀI CŨ:7'
- Giáo viên treo bảng phụ 1, học sinh lên bảng làm.
Đáp án: Dấu hiệu ở đây là nhiệt độ trung bình hàng năm của huyện Cẩm Giàng Số các giá trị 6, Số các giá trị khác nhau là 3 21 có tần số là 3; 22 có tần số là 2; 23 có tần số là 1 |
3.BÀI MỚI: 28'
Hoạt động của GV |
Hoạt động của HS |
Nội dung chính |
HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Thời gian: 3 phút |
||
Để xác định được bảng ''Tần số'' là một hình thức thu gọn có mục đích của bảng số liệu thống kê ban đầu, nó giúp cho việc sơ bộ nhận xét về giá trị của dấu hiệu được dễ dàng hơn. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay |
||
HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Mục tiêu: Học sinh biết cách lập bảng tần số từ bảng số liệu thống kê ban đầu và biết cách nhận xét. Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại. Thời gian: 30 phút |
3/ Bài mới: Hoạt động1: Lập bảng tần số Gv hướng dẫn Hs lập bảng tần số bằng cách vẽ khung Hình chữ nhật gồm hai dũng. Dũng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu. Dũng dưới ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó. Gv giới thiệu bảng vừa lập được gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu, tuy nhiên để cho tiện, người ta thường gọi là bảng tần số Hoạt động 2: Chỳ ý: Gv hướng dẫn Hs chuyển bảng tần số từ dạng hàng ngang sang dạng hàng dọc bàng cách chuyển từ dũng sang cột. Gv giới thiệu ớch lợi của việc lập bảng tần số: Qua bảng tần số ta thấy: Tuy số các giá trị có thể nhiều, nhưng số các giá trị khác nhau thì có thể ớt hơn. Có thể rút ra nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu nghĩa là tập trung nhiều hay ít vào một số giá trị nào đó. Đồng thời bảng tần số giúp cho việc tính toán về sau được thuận lợi hơn.
4/ Củng cố: Làm bài tập 5 tại lớp. |
a/ Người điều tra cần thu thập số liệu ban đầu bằng cách ghi lại số Hs nữ trong 20 lớp học. b/ Dấu hiệu là điều tra số Hs nữ trong một trường PT. Có 10 giá trị khác nhau.
Hs vẽ một khung Hình chữ nhật. Theo hướng dẫn của Gv, điền các giá trị khác nhau vào dũng trên, và các tần số tương ứng vối mỗi giá trị trên vào dũng dướI- Hs lập bảng tần số theo dạng cột dọc. Hs lập bảng tần số cho các số liệu ở bảng 5 và bảng 6. Bài tập 5:
|
I/ Lập bảng tần số Lập bảngtần số với các số liệu có trong bảng 7.
II/ Chú ý: a/ Có thể chuyển bảng tần số từ hàng ngang sang hàng dọc.
b/ Bảng tần số giúp ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn. Tổng quát: a/ Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lâp bảng tần số. b/ Bảng tần số giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán về sau.
|
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoạI- Thời gian: 15 phút |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Hoạt động 1: Bài tập 1:(Bài tập 8 – SBT/8) - GV đưa nội dung bài tập 8/SBT /8 lên bảng phụ. - Yêu cầu học sinh làm BT theo nhóm.
- Giáo viờn thu bài của các nhóm đưa lên bảng để hs nhận xét.
- GV yêu cầu cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm - GV chuẩn húa
Hoạt động 2: Bài tập 2:(Bài tập 10 – SBT/9) - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 10/SBT/9 ? Mỗi đội phải đá bao nhiêu trận trong suất giải? ? Có bao nhiêu trận đội bóng đó không ghi được bàn thắng? -Yêu cầu học sinh làm BT theo nhóm bàn.
- GV cho HS nhận xét chéo bài làm của các nhóm.
-GV chuẩn hóa
Hoạt động 3: Bài tập 3: (Bài tập 2.3 – SBT/8) - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập
?Dấu hiệu ở đây là gì? ?Lập bảng tần số của dấu hiệu và rút ra một số nhận xét.
- Giáo viờn yêu cầu học sinh lên bảng làm. - Giáo viờn cùng học sinh chữa bàI- |
Học sinh làm bài theo HD của GV |
(Bài tập 8 – SBT/8) - Học sinh đọc nội dung bài toán - Cả lớp hoạt động theo nhóm.
a)8 HS đạt điểm 7; 2 HS đạt điểm 9 b) Nhận xét: - Số điểm thấp nhất là 2 điểm. - Số điểm cao nhất là 10 điểm. - Trong lớp các bài chủ yếu ở điểm 5; 6; 7; 8 c) Bảng tần số
- Cả lớp nhận xét bài làm của các nhóm
(Bài tập 10– SBT/9) - Học sinh đọc đề bàI- - HS làm bài theo nhóm bàn
a)Mỗi đội phải đá 18 trận b) HS vẽ biểu đồ đoạn thẳng c) Có 2 trận đội bóng đó không ghi được bàn thắng. Không thể nói đội này đó thắng 16 trận.
(Bài tập 2.3 – SBT/8) - Học sinh nêu bài toán. - Học sinh lên bảng làm BT.
a)Dấu hiệu ở đây là thời gian chạy 100m của một vận động viên b) Bảng tần số:
c)Đạt tốc độ nhanh nhất với 11 giây Đạt tốc độ chậm nhất với 12 giõy Tốc độ chạy bình thường là 11,2 giây hoặc 11,3 giây |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG Mục tiêu: HS vận dụng được các kiến thức vào giải bài toán cơ bản Phương pháp dạy học: Gợi mở vấn đáp, thuyết minh, đàm thoại, hoạt động nhóm… Thời gian: 5 phút |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
- Giáo viên treo bảng phụ bài tập 5 (tr11-SGK); gọi học sinh lên thống kê và điền vào bảng. - Yêu cầu học sinh làm bài tập 6 (tr11-SGK) a) Dấu hiệu: số con của mỗi gia đình.b) Bảng tần số:
c) Số con của mỗi gia đình trong thôn chủ yếu ở khoảng 2 3 con. Số gia đình đông con chiếm xấp xỉ 16,7 %? Nêu cách lập bảng tần số, dựa vào đâu để lập bảng này?? bảng tần số có ý nghĩa gì? Học sinh trả lời từng câu hỏi, giáo viên củng cố kiến thức cơ bản. |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đó học Phương pháp dạy học: thuyết trình Thời gian: 2 phút |
||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
-Học thuộc nội dung ghi nhớ sgk - Học theo SGK, chú ý cách lập bảng tần số.- Làm bài tập 7, 8, 9 tr11-12 SGK - Làm bài tập 5, 6, 7 tr4-SBT |
HỆ THỐNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Điều tra về sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố, ta được kết quả:
165 |
85 |
65 |
65 |
70 |
50 |
45 |
100 |
45 |
100 |
100 |
100 |
100 |
90 |
53 |
70 |
140 |
41 |
50 |
150 |
Câu 1: Dấu hiệu tìm hiểu ở đây là
- Sự tiêu thụ điện năng của các tổ dân phố
- Sự tiêu thụ điện năng của một gia đình
- Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một tổ dân phố.
- Sự tiêu thụ điện năng (tính theo kw.h) của một số gia đình của một tổ dân phố.
Câu 2: Có bao nhiêu hộ gia đình cần điều tra?
- 22 B. 20 C. 28 D.30
Câu 3: Có bao nhiêu hộ gia đình tiêu thụ mức điện năng nhỏ hơn 100 kwh
- 22 B. 10 C. 12 D. 15
Một cửa hàng đem cân một số bao gao (đơn vị kilogram), kết quả ghi lại ở bảng sau:
Khối lượng 1 bao (x) |
40 |
45 |
50 |
55 |
60 |
65 |
|
Tần số (n) |
2 |
3 |
6 |
8 |
4 |
1 |
N = 24 |
Câu 4: Có bao nhiêu bao gạo cân nặng lớn hơn 50 kg?
- 13 B. 14 C. 12 D. 32
Câu 5: Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
- Có 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu
- Khối lượng chủ yếu của 1 bao gạo là: 50kg và 55kg
- Khối lượng cao nhất của một bao gạo là 60kg
- Khối lượng thấp nhất của một bao gạo là 40 kg
Số lượng học sinh nữ của các lớp trong một trường THCS được ghi lại trong bảng dưới đây :
17 18 20 17 15 24 17 22 16 18
16 24 18 15 17 20 22 18 15 18
Câu 6: Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 2 là :
- Số lớp trong một trườngTHCS
- Số lượng học sinh nữ trong mỗi lớp
- Số lớp và số học sinh nữ của mỗi lớp
- Cả A , B , C đều đúng
Câu 7: Tần số lớp có 18 học sinh nữ ở bảng 2 là :
- 3 B. 4 C. 5 D. 6
Câu 8: Số lớp có nhiều học sinh nữ nhất ở bảng 2 là :
- 2 B. 3 C. 4 D. 5
Câu 9: Theo điều tra ở bảng 2, số lớp có 20 học sinh nữ trở lên chiếm tỉ lệ :
- 20% B. 25% C. 30% D. 35%
VI- RÚT KINH NGHIỆM
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………