Giải bài 7: Luyện tập - Sách hướng dẫn học toán 7 tập 1 trang 139. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 139 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
a) Tính góc ở đáy của một tam giác cân, biết góc ở đỉnh của tam giác đó bằng $70^{\circ}$; $a^{\circ}$ ($0 < a < 180^{\circ}$).
b) Tính góc ở đáy của một tam giác cân, biết góc ở đỉnh của tam giác đó bằng $70^{\circ}$; $a^{\circ}$ ($0 < a < 180^{\circ}$).
Câu 2: Trang 139 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC cân tại A có $\widehat{A} = 80^{\circ}$. Lấy điểm E thuộc cạnh AB, điểm F thuộc cạnh AC sao cho AE = AF. Chứng minh rằng EF // BC và BF = CE.
Câu 3: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC cân tại A. Lấy điểm H thuộc cạnh AC, điểm K thuộc cạnh AB sao cho AH = AK. Gọi O là giao điểm của BH và CK. Chứng minh rằng:
a) $\bigtriangleup OBC$ cân;
b) $\bigtriangleup OKH$ cân;
c) AO đi qua trung điểm KH.
Câu 4: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho tam giác nhọn ABC. Kẻ AH vuông góc với BC. Tính chu vi tam giác ABC biết AC = 7,5 cm; AH = 4,5 cm; BH = 1,875 cm.
Câu 5: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Tính độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, DA như trên hình 117, biết cạnh của một hình vuông nhỏ là 2 cm.
Câu 6: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Màn hình của một máy thu hình có dạng hình chữ nhật, chiều rộng 30 inch, đường chéo 50 inch. Tính chiều dài của nó.
Câu 7: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Tính đường chéo của một mặt bàn hình chữ nhật, biết chiều dài 12 dm và chiều rộng 6 dm.
Câu 8: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Tính cạnh đáy của tam giác cân trên các hình sau:
a) Trên hình 118: AH = 8 cm, HC = 2 cm.
b) Trên hình 119: MQ = 4 cm, QP = 1 cm.
Câu 9: Trang 140 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho tam giác đều ABC. Lấy các điểm D, E, F theo thứ tự thuộc các cạnh AB, BC, CA sao cho AD = BE = CF. Chứng minh rằng $\bigtriangleup DEF$ là tam giác đều.
D. Hoạt động vận dụng
Câu 1: Trang 141 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho tam giác ABC. Các tia phân giác của góc B và C cắt nhau ở I. Qua I kẻ đường thẳng song song với BC. Gọi giao điểm của đường thẳng này với AB, AC theo thứ tự là D, E. Chứng minh rằng DE = BD + CE.
Câu 2: Trang 141 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Đặt đề toán theo hình 120. Sau đó vẽ lại hình theo đề toán rồi cho biết số đo góc DAE.
Câu 3: Trang 141 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Chứng minh rằng tam giác ABC vẽ trên giấy kẻ ô vuông như hình 121 là tam giác nhọn (tức là tam giác có cả ba góc đều là góc nhọn).
Câu 4: Trang 141 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Bạn An đi từ nhà mình (A) qua nhà bạn Bảo (B) rồi đến nhà bạn Châu (C). Sau đó, An đi tiếp qua nhà bạn Dũng (D) rồi trở về nhà mình (h.122). So sánh quãng đường lúc đi (AB + BC) và quãng đường lúc về (CD + DA), quãng đường nào dài hơn?
E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 141 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho đường tròn tâm O đường kính AB. Gọi M là một điểm nằm trên đường tròn. Tính số đo góc AMB.
Câu 2: Trang 142 sách toán VNEN lớp 7 tập 1
Cho các số: 5; 8; 9; 12; 13; 15; 17. Hãy chọn ra các bộ ba số có thể xem là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.