Giải bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ - Sách VNEN toán 7 tập 1 trang 5. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
A. Hoạt động khởi động
Thực hiện các hoạt động sau
1. Trả lời câu hỏi:
Khi chia hai số nguyên thì kết quả nhận được có luôn là một số nguyên hay không? Cho ví dụ.
Trả lời:
2. Viết các số sau dưới dạng phân số:
2; -2; -0,5; 0; 2$\frac{1}{3}$.
Trả lời:
2 = $\frac{2}{1}$; -2 = $\frac{-2}{1}$; -0,5 = $\frac{-1}{2}$;
0 = $\frac{0}{1}$; 2$\frac{1}{3}$ = $\frac{7}{3}$.
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. a) Viết các số sau dưới dạng phân số $\frac{-a}{b}$ với a, b thuộc Z, b khác 0 để chỉ ra rằng các số đó là số hữu tỉ: 0; 2; 5; 21; 3; -3.
Trả lời:
0 = $\frac{0}{1}$; 2 = $\frac{2}{1}$; 5 = $\frac{5}{1}$;
21 = $\frac{21}{1}$; 3 = $\frac{3}{1}$; -3 = $\frac{-3}{1}$.
b) Trả lời các câu hỏi sau:
- Vì sao các số 0,6; -1,25 và 1$\frac{1}{3}$ là các số hữu tỉ?
Trả lời:
Các số 0,6; -1,25 và 1$\frac{1}{3}$ là số hữu tỉ vì chúng đều có thể được biểu diễn dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$.
- Số nguyên a có là số hữu tỉ không? Vì sao?
Trả lời:
Số nguyên a có là số hữu tỉ vì nó có thể được biểu diễn dưới dạng phân số $\frac{a}{b}$.
3. So sánh các cặp số hữu tỉ:
a)$\frac{1}{4}$ và $\frac{-3}{4}$; b) -1,5 và $\frac{1}{2}$; c) $\frac{2}{-7}$ và $\frac{-3}{11}$.
Trả lời:
a) Vì 1 > -3 nên $\frac{1}{4}$ > $\frac{-3}{4}$;
b) Có: -1,5 = $\frac{-3}{2}$ mà -3 < 1 nên -1,5 < $\frac{1}{2}$;
c) Có: $\frac{2}{-7}$ = $\frac{-22}{77}$ và $\frac{-3}{11}$ = $\frac{-21}{77}$ mà -22 < -21 nên $\frac{2}{-7}$ < $\frac{-3}{11}$.
4. So sánh các cặp số hữu tỉ sau:
a) $\frac{-1}{2}$ và -1; b) 1,7 và -1,7; c) $\frac{-1}{2}$ và 0.
Trả lời:
a) Có: -1 = $\frac{-2}{2}$ mà -1 > -2 nên $\frac{-1}{2}$ > -1;
b) 1,7 > -1,7 vì 1,7 là số hữu tỉ dương mà 1,7 là số hữu tỉ âm.
c) $\frac{-1}{2}$ < 0 vì $\frac{-1}{2}$ là số hữu tỉ âm.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
C. Hoạt động luyện tập
Câu 1: Trang 7 toán VNEN 7 tập 1
Mỗi số dưới đây thuộc những tập hợp số nào trong các tập hợp số N, Z, Q?
a) -1; b) $\frac{7}{123}$; c) 3,05; d) $\frac{-2}{3}$; e) 1035.
Câu 2: Trang 7 toán VNEN 7 tập 1
Giải thích ý nghĩa các con số trong bảng ghi chép hàng ngày của một kế toán viên trong một của hàng kinh doanh, như dưới đây:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Ngày | Thứ 2 | Thứ 3 | Thứ 4 | Thứ 5 | Thứ 6 |
Lỗi, Lãi | +13,5 | -5,3 | +3,1 | -2,3 | -1,3 |
Câu 3: Trang 7 toán VNEN 7 tập 1
So sánh các cặp số hữu tỉ sau:
a) $\frac{1}{8}$ và $\frac{-3}{8}$; b) $\frac{-3}{7}$ và 2$\frac{1}{2}$; c) -3,9 và 0,1; d) -2,3 và 3,2.
Câu 4: Trang 7 toán VNEN 7 tập 1
Đọc các số hữu tỉ được biểu diễn bởi:
a) Mỗi điểm A, O, E, B trên hình sau:
b) Mỗi điểm B, C, O, E, D trên hình sau:
D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng
Câu 1: Trang 7 toán VNEN 7 tập 1
Trong các phân số sau, phân số nào biểu diễn số hữu tỉ $\frac{3}{-4}$?
$\frac{-12}{15}$; $\frac{-15}{20}$; $\frac{24}{-32}$; $\frac{-20}{28}$; $\frac{-27}{36}$.
Câu 2: Trang 8 toán VNEN 7 tập 1
Điền số hữu tỉ thích hợp vào ô trống:
Câu 3: Trang 8 toán VNEN 7 tập 1
a) Giả sử x = $\frac{a}{m}$; y = $\frac{b}{m}$ (a, b, m thuộc Z, m > 0) và x < y. Hãy chứng tỏ rằng nếu chọn z = $\frac{a + b}{2m}$ thì ta có x < z < y.
b) Hãy chọn ba phân số nằm xen giữa các phân số $\frac{1}{2}$ và $\frac{5}{2}$.