Giải bài 3: Nhân, chia số hữu tỉ - Sách VNEN toán 7 tập 1 trang 12. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

A. Hoạt động khởi động 

Chọn các cặp số để tạo thành các tích có kết quả là $\frac{7}{3}$: $\frac{7}{2}$; $\frac{-1}{6}$; $\frac{2}{3}$; $\frac{11}{5}$; $\frac{-6}{7}$.

Trả lời:

Cặp số có tích là $\frac{7}{3}$: $\frac{7}{2}$ và $\frac{2}{3}$.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Điền vào ô trống các kết quả qua hoạt động của người máy “chức năng nhân” sau 

Trả lời: 

$\frac{21}{8}$.$\frac{5}{7}$ = $\frac{21.5}{8.7}$ = $\frac{3.5}{8}$ = $\frac{15}{8}$;

$\frac{-4}{7}$.$\frac{5}{7}$ = $\frac{(-4).5}{7.7}$ = $\frac{-20}{49}$;

$\frac{19}{5}$.$\frac{5}{7}$ = $\frac{19.5}{5.7}$ $\frac{19}{7}$.

2. Tính

a) $\frac{4}{9}$.$\frac{-3}{8}$.$\frac{4}{9}$;                        b) $\frac{-2}{5}$.$\frac{7}{11}$ - $\frac{7}{11}$.$\frac{3}{5}$

Trả lời: 

a) $\frac{4}{9}$.$\frac{-3}{8}$.$\frac{4}{9}$ = $\frac{4.(-3).9}{9.8.4}$ = $\frac{-3}{8}$;

b) $\frac{-2}{5}$.$\frac{7}{11}$ - $\frac{7}{11}$.$\frac{3}{5}$ = $\frac{7}{11}$. ($\frac{-2}{5}$ - $\frac{3}{5}$) = $\frac{7}{11}$.(-$\frac{5}{5}$) = $\frac{7}{11}$.(-1) = -$\frac{7}{11}$.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

C. Hoạt động luyện tập

Câu 1: Trang 14 toán VNEN 7 tập 1

Tính

a) $\frac{5}{4}$.$\frac{-12}{7}$;          b) $\frac{-4}{3}$:$\frac{13}{9}$;           c) $\frac{-5}{7}$. $\frac{49}{3}$: $\frac{7}{-6}$;            d) (-$\frac{9}{25}$):6.

Câu 2: Trang 14 toán VNEN 7 tập 1

a) ($\frac{-5}{11}$). $\frac{7}{15}$. ($\frac{11}{-5}$). (-30);              b) ($\frac{11}{12}$ : $\frac{33}{16}$). $\frac{3}{5}$;             c) (-$\frac{5}{9}$). $\frac{3}{11}$ + (-$\frac{13}{18}$). $\frac{3}{11}$.

Câu 3: Trang 14 toán VNEN 7 tập 1

Chọn câu trả lời đúng

a) Kết quả phép tính $\frac{7}{4}$:($\frac{2}{3}$ - $\frac{5}{4}$).$\frac{-1}{4}$ là

(A) $\frac{4}{3}$;            (B) $\frac{3}{4}$;               (C) $\frac{-3}{4}$;                 (D) $\frac{4}{-3}$.

b) Giá trị của x thỏa mãn đẳng thức -$\frac{2}{3}$.x = $\frac{4}{5}$ là

(A) $\frac{6}{5}$;            (B) -$\frac{5}{6}$;              (C) -$\frac{6}{5}$;                  (D) $\frac{5}{6}$.

Câu 4: Trang 14 toán VNEN 7 tập 1

Tính

a) $\frac{-7}{15}$.$\frac{5}{8}$.$\frac{15}{-7}$.(-16);                                 b) (-$\frac{1}{2}$).3$\frac{1}{5}$ + (-$\frac{1}{2}$).(-2$\frac{1}{5}$).

D. E. Hoạt động vận dụng và tìm tòi, mở rộng

Câu 1: Trang 15 toán VNEN 7 tập 1

Tính giá trị của mỗi biểu thức A, B, C, D rồi sắp xếp kết quả tìm được theo thứ tự tăng dần:

A = $\frac{5}{4}$.(5 - $\frac{4}{3}$).(-$\frac{1}{11}$);                            B = $\frac{3}{4}$:(-12).(-$\frac{2}{3}$);

C = $\frac{5}{4}$:(-15).(-$\frac{2}{3}$);                                D = (-3).($\frac{2}{3}$ - $\frac{5}{4}$):(-7).

Câu 2: Trang 15 toán VNEN 7 tập 1

Tìm x $\in$ Q, biết rằng:

a) $\frac{11}{12}$ - ($\frac{2}{5}$ + x) = $\frac{2}{3}$;                             b) $\frac{3}{4}$ + $\frac{1}{4}$ : x = $\frac{2}{3}$. 

Câu 3: Trang 15 toán VNEN 7 tập 1

Điền số hữu tỉ thích hợp vào các ô trống trong hình tháp dưới đây theo quy tắc đã chỉ ra