Giải bài 5: Sông núi nước nam, Phò giá về kinh, Từ hán việt, trả bài làm văn số 1, tìm hiểu chung về văn bản biểu cảm - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 1 trang 32. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Đọc phần Chú thích (SGK, Ngữ văn 7, tập một trang 63) và điền thông tin về thể thơ vao sơ đồ sau:

2. Chọn cụm từ thích hợp rồi điền vào dưới bức tranh, hình vẽ thể hiện các công trình kiến trúc, tượng đài các danh nhân và chiếng tháng vang dội thời Lý - Trần dưới đây.

3. Làm việc theo nhóm để hoàn thiện phiếu học tập theo mẫu dưới đây, sau đó cử đại diện trình bày. Các nhóm khác nghe, nhận xét và bổ dung.

4. Đọc văn bản sông núi nước Nam (SGK, Ngữ Văn 7, tập một, trang 61) và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

a. Tìm trong hai câu thơ đầu các từ ngữ, hình ảnh có ý nghĩa khẳng định chủ quyền  và hoàn thành sơ đồ.

d. Dòng thơ thứ ba có hình thức của câu hỏi. Hình thức đó có tác dụng gì?

c. Văn bản Sông núi nước Nam có sức thuyết phục nhờ sự kết hợp của hai yếu tố: biểu ý và biểu cảm? Theo em, phần nào của bài thơ là biểu ý? Phần nào của bài thơ là biểu cảm?

5. Đọc văn bản Phò giá về kinh (SGK, Ngữ văn 7, tập một, trang 65) và trả lời các câu hỏi sau:

a. Những địa danh nào được nhắc đến trong hai câu đầu văn bản Phò giá về kinh? Chúng gợi nhắc đến những chiến công nào?

b. Vì sao chiến thắng Chương Dương diễn ra sau chiến thắng Hàm Tử khoảng 2 tháng nhưng lại được nhắc đến trước?

c. Những động từ nào được tác giả dùng để diễn tả sức mạnh của quân đội ta trước quân thù?

d. Hai câu đầu văn bản Phò giá về kinh diễn tả nội dung gì?

6. Tìm mối liên hệ được thể hiện thông qua mạch cảm xúc giữa câu 3 và câu 4 của văn bản Phò giá về kinh bằng cách hoàn thành sơ đồ sau:

7. Thảo luận theo nhóm về các yêu cầu dưới đây và cử đại diện trình bày kết quả:

a. Nhận xét về trật tự của các yếu tố trong từ ghép chính phụ Hán việt và cho ví dụ minh họa.

b. Hãy giải thích các yếu tố Hán Việt, nghĩa chung của cả từ và hoàn thiện bảng sau:

c. Trong các từ ở bảng trên, từ nào là từ ghép đẳng lập, từ nào là từ ghép chính phụ.

8. Làm việc theo nhóm để tìm các từ ghép Hán Việt chính phụ chứa tiếng cho sẵn theo công thức [ x + tiếng cho sắn]

10. Đọc các đoạn văn và trả lời câu hỏi ở phía dưới:

Đoạn 1:

" Tre là một nhóm thực vật thân xanh đa niên, thân gỗ, rễ chùm, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Tre thuộc bộ Hòa thảo, Phân họ Tre, Tông Tre, một số loài của nhóm này rất lớn và được coi là ớn nhất trong bộ Hòa thảo. Tre cũng là một loài thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Thường thì tre có thời gian nở hoa trong khoảng 5 - 60 năm một lần. Hoa tre có mùi hương nồng và có màu vàng nhạt như màu đất. Tre nhỏ thì cao khoảng 2 -3 met, còn có những cây già cao tới 5met. Lá tre nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc. Tre rất dễ sống, không cần quá nhiều điều kiện. Tre thường mọc thành từng quần thể chứ không mọc thành các cá thể riêng biệt.

(Trích Tre, Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)

Đoạn 2:

" Lá tre, nước trẻ, tinh tre, mỗi loại đều có tính năng riêng nhưng thông thường, lá tre được sử dụng phổ biến hơn cả. Trong một bài thuốc chữa cảm dân gian, cái hương vị ngọt ngọt, man mát của tre la một hương vị không thể thiếu trong các nồi xông. Nó đã góp phần làm cho người bệnh cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái hơn. Ở đâu, tre cũng xanh tươi cho dù đất sỏi, đất vôi bạc màu. Tre đã trở thành biểu tượng để nói về con người Việt Nam với khí phách hiên ngang và cho dù ở bất cứ môi trường nào, hoàn cảnh nào cũng đều có thể vượt qua.

Trong những câu ca dao, tục ngữ, người dân Việt Nam hay lấy hình tượng tre để nói về sự kế tục giữa các thế hệ: tre già măng mọc. Các em như những lớp măng non luôn vươn lên trong sự bao bọc, dẫn dắt của thế hệ đi trước. Rồi đây, các em sẽ lớn lên, vươn cao hơn, sẽ trở thành những người xông dân có ích để xây dựng đất nước ngày càng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn..."

(Trích Cây tre Việt Nam, ThéP Mới)

a. Đoạn nào là văn biểu cảm? Vì sao?

b. Nội dung biểu cảm của đoạn văn đó là gì?

11. Em hãy viết một đoạn văn từ 5-7 câu nêu suy nghĩ, cảm xúc của em về những chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ta trong kháng chiến chống Tống và chống giặc Nguyên -Mông. Cho biết đoạn văn em viết thuộc phương thức biểu đạt nào.

12. Giới thiệu các bạn một số đoạn văn xuôi biểu cảm mà em thích.

13. Tìm đọc một số bài thơ nói về tình yêu quê hương đất nước, lòng căm thù giặc và ý chí quyết tâm đánh giặc cứu nước thời Lý - Trần như bài Thuật hoài, Cảm hoài....

14. Hãy tập sáng tác một bài thơ thất ngôn tứ tuyết và ngũ ngôn tứ tuyệt về chủ đề bất kì.