Bài học hôm nay sẽ giới thiệu cho các em thêm một cách nữa để nhận biết hai tam giác đồng dạng, đó là “Trường hợp đồng dạng thứ hai” thuộc chương 3 Toán 8 tập 2. Dựa vào cấu trúc SGK, Trắc nghiệm Online sẽ tóm tắt lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập một cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng đây là tài liệu có ích với các em..

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

Định lí

Nếu hai cạnh tam giác nảy tỉ lệ với hai cạnh của tam giác kia và góc tạo bởi các cặp đó bằng nhau, thì hai tam giác đồng dạng.

Giải Bài 6: Trường hợp đồng dạng thứ hai - sgk Toán 8 tập 2 Trang 75-1

Tam giác ABC và tam giác DEF có: $\frac{AB}{AC}=\frac{DE}{EF}$ (do $\frac{4}{3}=\frac{8}{6}$) và $\widehat{BAC}=\widehat{EDF}$

=> $\Delta ABC \sim \Delta DEF$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Câu 32: Trang 77 - SGK Toán 8 tập 2

Trên một cạnh của góc \(xOy\) (\(\widehat{xOy}=180^0\)). Đặt các đoạn thẳng \(OA= 5cm, OB= 16cm\). Trên cạnh thứ hai của góc đó, đặt các đoạn \(OC= 8cm, OD= 10cm\).

a) Chứng minh hai tam giác \(OCB\) và \(OAD\) đồng dạng.

b) Gọi giao điểm của các cạnh \(AD\) và \(BC\) là \(I\), chứng minh rằng hai tam giác \(IAB\) và \(ICD\) có góc các góc bằng nhau từng đôi một.

Câu 33: Trang 77 - SGK Toán 8 tập 2

Chứng minh rằng nếu tam giác A'B'C' đồng dạng với tam giác ABC theo tỉ số k, thì tỉ số của hai đường trung tuyến tương ứng của hai tam giác đó cũng bằng k.

Câu 34: Trang 77 - SGK Toán 8 tập 2

Dựng tam giác ABC, biết \(\widehat{A}= 60^0\) và, tỉ số đường cao \(\frac{AB}{AC}= \frac{4}{5}\) và đường cao AH = 6cm.