Hướng dẫn: 

a) Từ "kí ức" là hình ảnh, sự việc đã qua, được trí nhớ ghi lại và gợi lên. Từ "kí ức" trong nhan đề Kí ức cây Hà Nội gợi nhớ đến những hình ảnh về cây Hà Nội. 

b) Trong văn bản Kí ức cây Hà Nội, các yếu tố tự sự, trữ tình, nghị luận được sử dụng trong văn bản: 

  • Tự sự: "Trẻ con nghỉ hè đội mưa nhặt những quả bàng ngọt lịm ăn không biết chán. Hột bàng đùm vào vạt áo mang về dùng búa đập ra lấy nhân béo ngậy".
  • Miêu tả: "Hoa sữa trồng thành hàng thẳng tắp bên đường Nguyễn Du. Tháng Chín ngọt ngào thơm đến thành phố. Gió mùa đông bắc tràn về làm cho những chùm quả khô tách vỏ, hạt bông hoa sữa lang thang bay sang phía hồ Thiền Quang kết lại thành đám lớn nổi nênh trên mặt nước".
  • Trữ tình: "Qua đấy, buổi chiều phải dỏng tai nghe ngóng tiếng cò trên đầu mà đi. Phiền đấy nhưng luôn rộn tiếng cười. Ai đó có chuyện buồn đi qua phố ấy lúc nhập nhoạng hẳn là sẽ được những tiếng cười an ủi rất nhiều". 
  • Nghị luận: "Kí ức vẫn còn nguyện vẹn nhưng cây cối phố phường đã hư hao thay đổi khá nhiều. Hà Nội không phải là mảnh đất hứng nhiều dông bão, cây cối bị phá hủy phần lớn do con người".

c) Một số câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả trong văn bản Kí ức cây Hà Nội:

  • Người sống ở Hà Nội hơn nửa thế kỉ trước gắn kí ức của mình vối những cột đèn sắt tán đinh, những leng keng tàu điện và còi tầm nóc Nhà hát Lớn.
  • Kí ức gắn liền với dòng sông Hồng và chiếc cầu Long Biên hùng vĩ mà thanh thoát chạy qua bãi giữa ngút ngàn xanh. Gắn với giọng nói tỏng trẻo, nhã nhặn của thiếu nữ Hà Nội và cách ăn mặc khiêm nhường, không bao giờ phô trương thái quá. 

d) Từng hàng cây cổ thụ, hàng hoa phượng, hoa sữa, hàng cây bàng,... đã trở nên thân quen trong kí ức của người Hà Nội.