1. đánh a, b, d

2.– Thơ lần lượt theo thứ tự các khổ từ đầu đến cuối. Trong mỗi khổ, tác giả đều bắt đầu băng việc nêu lên các dấu hiệu hình thức ngôn từ; sau đó, chỉ ra tác dụng của hình thức ây trong việc thể hiện nội dung. Ví dụ: “Dòng thơ thứ t ư Cục ... cục tác cục ta với việc lặp âm và dấu chấm lửng đã mô phỏng sát với tiếng gà, làm cho truyện kể như được lồng vào một bức tranh nổi có tiếng gà vang vọng trong không gian.”; hoặc: “Lối dùng ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, lấy thính giác (nghe) thay cho thị giác (thầy) và việc lặp lại ba lần ở đầu dòng thơ động từ nghe, có tác dụng đem lai ấn tượng như tiếng gà ngưng lại, làm xao động không gian và cũng làm xao động cả lòng người.”;...

3.

Những câu tả có kết cấu sóng đôi và lặp từ vựng đều mở đầu bằng từ “này”, là từ để chỉ và để lưu ý người nghe tưởng tượng:

“Này con gà mái mơ”

“Này con gà mái vàng”

Việc đảo “khắp mình” lên trước “hoa đốm trắng” làm cho bức tranh gà mái mơ trở nên đẹp lộng lẫy. Việc dùng so sánh tu từ “Lông óng như màu nắng” làm cho bức tranh gà mái vàng trở nên đẹp rực rỡ.

– Trong đoạn văn bản trên, câu đầu: “Những câu tả có kết cấu sóng đôi ... để lưu ý người nghe tưởng tượng.” là ý kiến. Các câu: “Việc đảo khắp mình lên trước ... trở nên đẹp rực rỡ.” là lí lẽ và các câu thơ, cụm từ trích dẫn trong ngoặc kép như: khắp mình, hoa đốm trắng, Lông óng như màu nắng,... là bằng chứng.

4.

Trong văn bản, tác giả rất chú trọng cách phân tích hình thức nghệ thuật (từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ,...) để làm nổi bật nội dung của bài thơ. Có thể lấy ví dụ như trong phần 1, tác giả đã tập trung phân tích yếu tố hình thức, biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác và sự lặp lại của từ nghe ở đầu các dòng thơ để cho thấy vẻ đẹp, nét tinh tế của bài thơ Tiếng gà trưa

 

5.

a.

- Đoạn trích trên thuộc phần đầu của văn bản

- Nội dung chính: Vẻ đẹp trong khổ thơ đầu tiên của bài thơ Tiếng gà trưa

b. Trong đoạn trích treenm tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật: nhân hóa, so sánh

c.

- Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác là: là hình thức tu từ dựa trên các đặc tính riêng biệt của sự vật nhất định. Được nhận biết bằng một giác quan tuy nhiên lại được đặc tả bằng câu từ cho các gian quan khác.

- Ví dụ trong văn bản: “Nghe bàn chân đỡ mỏi”