- Cảm nhận về độ "nóng", "lạnh" ở các ngón tay khi nhúng vào cốc 2 khác nhau. Ngón tay từ cốc 1 sẽ có cảm giác nóng, ngón tay từ cốc 3 có cảm giác lạnh hơn dù nước trong cốc 2 có nhiệt độ nhất định.
Nhận xét: Cảm giác của tay không xác định đúng được độ nóng, lạnh của 1 vật mà ta sờ hoặc tiếp xúc với nó.
- Để so sánh độ "nóng", "lạnh" của các vật, người ta dùng đại lượng là: nhiệt độ
- Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về nhiệt độ của vật:
- Khi thời tiết lạnh, nếu cho bàn tay đang được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy lạnh.
- Ngược lại, nếu cho bàn tay đang buốt không được sưởi ấm vào nước lạnh bình thường xả ra từ vòi nước thì tay sẽ cảm thấy ấm.
- Một số loại dụng cụ đo nhiệt độ và những ưu thế và hạn chế của mỗi loại dụng cụ đó
- Nhiệt kế thủy ngân: ưu điểm đó là phổ biến, giá rẻ và cho độ chính xác cao.
- Nhiệt kế hồng ngoại: ưu điểm đó là thời gian đo nhanh, cách sử dụng đơn giản, độ an toàn cao, vị trí đo đa dạng ( thường được dùng trong các bệnh viện), ngoài đo thân nhiệt có thể được sử dụng đo nhiệt độ của các vật thể khác, đo nhiệt độ phòng,...
- Hình 7.3: GHĐ là 42 độ C, ĐCNN là 0,1 độ C
Hình 7.4: GHĐ là 45 độ C, ĐCNN là 0,5 độ C
Hình 7.5: GHĐ là 50 độ C, ĐCNN là 1 độ C