• Để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm, không dùng được nhiệt kế nào trong hình 7.6. Bởi vì nhiệt độ sôi của nước lên tới 100 độ C, ta phải dùng những loại nhiệt kế có GHĐ lớn hơn hoặc bằng 100 độ C. Trong hình 7.6 cả 3 loại nhiệt kế có GHĐ lần lượt là 45 độ C, 42 độ C và 40 độ C đều không phù hợp để đo nhiệt độ sôi của nước trong ấm

   Để đo nhiệt độ cơ thể, có thể dùng được cả 3 nhiệt kế trong hình 7.6. Bởi GHĐ của cả 3 nhiệt kế đều phù hợp để đo nhiệt độ cơ thể con người. 

  • Học sinh tự thực hành đo nhiệt độ của hai cốc nước đã chuẩn bị trước. Sau đó kẻ bảng và hoàn thành theo mẫu bảng 7.1.

Cần lưu ý khi thực hiện đo như sau: 

    • Dụng cụ: Có 2 cốc nước (nước lạnh và nước ấm); các nhiệt kế khác nhau.
    • Tiến hành đo:
      • Ước lượng nhiệt độ của 2 cốc nước;
      • Lựa chọn nhiệt kế đo nhiệt độ của 2 cốc nước;
      • Hiệu chỉnh nhiệt kế trước khi đo;
      • Thực hiện phép đo nhiệt độ của 2 cốc nước;
      • Đọc và ghi kết quả đo.
  • Có nhiệt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu mà Không có nhiệt kế nước, bởi vì: Rượu và Thủy ngân có thể co dãn vì nhiệt. Trong khi đó, nước dãn nở vì nhiệt không đều (khi tăng nhiệt độ từ 0 độ C đến 4 độ C thì nước co lại chứ không nở ra, chỉ khi tăng nhiệt độ từ 4 độ C trở lên nước mới nở ra). Ngoài ra, nước có màu trong suốt, rất khó nhìn và xác định chính xác độ dãn nở. 
  • Cách đo nhiệt độ cơ thể: 
    • Khi đo nhiệt độ của cơ thể, ta cần thực hiện các bước sau:
      • Bước 1: Ước lượng nhiệt độ của cơ thể.
      • Bước 2: Chọn nhiệt kế phù hợp.
      • Bước 3: Hiệu chỉnh nhiệt kế đúng cách trước khi đo.
      • Bước 4: Thực hiện phép đo.
      • Bước 5: Đọc và ghi kết quả mỗi lần đo.

Học sinh thực hành đo nhiệt độ của cơ thể và ghi nhận kết quả.