Dưới đây là giáo án GDCD lớp 9 theo công văn 5512. Mẫu giáo án này được bộ giáo dục đào tạo ban hành vào ngày 18/12/2020. Đây là bản giáo án mới nhất, thầy cô và bạn đọc có thể tải về để tham khảo. Tài liệu có sẵn bản word. Giáo án GDCD 9 - công văn 5512.
Ngày soạn....../........./.......
Ngày dạy....../......../..........
Tuần 3 -Tiết 3
Bài 3 : DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT.
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
2. Năng lực:
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
3. Phẩm chất:
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Giáo viên: tranh ảnh, tư liệu, câu chuyện tình huống.
- HS: Học bài, trả lời các câu hỏi gợi ý SGK, sưu tầm tấm gương, ca dao, tục ngữ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan để thực hiện.
c) Sản phẩm: Thái độ học của HS
d) Tổ chức thực hiện:
- Gv đưa ra tình huống:
Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng. Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ?
- Một số hs nêu lên suy nghĩ và quan điểm của mình => GV dẫn vào bài học mới.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đặt vấn đề và tìm hiểu vấn đề
a) Mục tiêu: HS đọc truyện và bước đầu hiểu được sống thế nào là dân chủ và kỉ luật.
b) Nội dung: HS sử dụng sgk đọc bài và tìm hiểu
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề, yêu cầu HS
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Chuyện ở lớp 9A
thảo luận nội dung sau:
(?) Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên. Điều đó mang lại cho lớp 9A kết quả gì.
(?) Em có nhận xét gì về việc làm của ông giám đốc. Việc làm của ông giám đốc đã gây tác hại như thế nào ? Vì sao?
(?) Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Gọi học sinh đọc phần đặt vấn đề và trả lời câu hỏi.
+ HS thảo luận theo nhóm bàn
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ 1 HS đứng dậy đọc bài
+ GV gọi đại diện nhóm lần lượt trả lời câu hỏi được giao.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét cách đọc, đánh giá và nhận xét câu trả lời.
Mọi người đều được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và thống nhất hành động =>Cuối năm lớp 9A được tuyên dương là tập thể xuất sắc.
2. Chuyện ở một công ty
Ông giám đốc gây ra hậu quả là công ty thua lỗ nặng nề do không phát huy được tính dân chủ trong công ty.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: HS nắm được:
- Thế nào là dân chủ, kỉ luật.
- Mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật.
- Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật.
b) Nội dung: HS sử dụng sgk và kiến thức để giải quyết vấn đề.
c) Sản phẩm: Nắm vững kiến thức.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
(?) Qua phần tìm hiểu phần đặt vấn đề vậy các em hiểu thế nào là dân chủ và kỷ luật.
(?) Vậy dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào. Lấy ví dụ minh hoạ.
(?) Ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật là gì?
(?) Hãy kể một số việc làm của bản thân em thực hiện tốt tính kỉ luật.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS nghiên cứu nội dung sgk và trả lời các câu hỏi.
+ GV quan sát, hướng dẫn nếu HS cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ HS nêu khái niệm, lấy ví dụ
+ HS trình bày theo ý hiểu của bản thân.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét cách đọc, đánh giá và chuẩn kiến thức.
II. Nội dung bài học:
1, Khái niệm: ( sgk)
- Dân chủ :
- Kỉ luật :
* Một số biểu hiện:
- Được đóng góp ý kiến
- Được tham gia
- Được biết khi việc có liên quan đến mình hoặc tập thể.
2, Mối quan hệ:
- Dân chủ và kỉ luật có mối quam hệ hai chiều thể hiện kỉ luật là điều kiện đảm bảo dân chủ thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật.
3, Ý nghĩa:
- Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc.
- Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng sgk và hoạt động nhóm để tiến hành làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
- GV giao nhiệm vụ:
+ Yêu cầu HS làm BT1, 2
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
Bài tập 1:
- Việc làm thể hiện dân chủ: a, c, d.
-Việc làm thiếu dân chủ: b.
- Việc làm thiếu kỉ luật: e
Bài tập 2:
Ví dụ: Trong giờ sinh hoạt lớp vào thứ 7, sau khi bạn lớp trưởng nhận xét những mặt ưu, khuyết điểm của lớp trong tuần qua và đề nghị các bạn cho ý kiến, trong đó có một giờ học Giáo dục công dân bạn Khuê đã đưa bài tập Sử ra để làm, vì thế cô giáo đã trừ điểm thi đua của lớp. Em đã có góp ý với bạn Khuế phải thực hiện nghiêm túc kỉ luât giờ học. Giờ nào việc nấy, nếu bạn làm như vậy không những vi phạm nội quy học tập, kỉ luật của nhà trường mà còn thể hiện thái độ không tôn trọng cô giáo bộ môn Giáo dục công dân.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để tiến hành làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
- GV giao nhiệm vụ:
Em hãy lên kế hoạch cho bản thân mình để luôn thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra theo các tiêu chí sau:
+ Kế hoạch để hoàn thành bài tập.
+ Thời gian đến lớp, ra về.
+ Học nhóm và các hoạt động tập thể.
+ Trực nhật và lao động công ích...
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá và chuẩn kiến thức.
- HS tự nêu lên kế hoạch cho bản thân
- Trình bày cho GV và các bạn cùng nghe.
*Hướng dẫn về nhà:
- Ôn lại kiến thức và làm bt còn lại.
- Chuẩn bị trước nội dung bài 4: "Bảo vệ hoà bình"
+ Sưu tầm tranh ảnh...
+ Sưu tầm tư liệu nói về hậu quả của chiến tranh.
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………