Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Dân chủ và kỉ luật. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần 3 -Tiết 3 Bài 3 : DÂN CHỦ VÀ KỈ LUẬT I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là dân chủ, kỉ luật. - Hiểu được mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - Hiểu được ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. 2. Kĩ năng: - Biết thực hiện quyền dân chủ và chấp hành tốt kỉ luật của tập thể. 3. Thái độ: - Có thái độ tôn trọng quyền dân chủ và kỉ luật của tập thể. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') GV yêu cầu HS làm bài 1, 2 VBT (?) Bản thân em đã có tính tự chủ chưa? Theo em học sinh cần làm gì để rèn luyện tính tự chủ? 3. Giới thiệu bài :(2’) HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Gv đưa ra tình huống Trong buổi sinh hoạt lớp sơ kết tuần đầu tiên của năm học mới, cô Chủ nhiệm mời bạn Lớp trưởng lên tổng kết tình hình lớp trong tuần qua. Sau khi lớp trưởng nêu tên một số bạn vi phạm kỉ luật, Minh đứng lên phát biểu rằng bạn Lớp trưởng cũng vài lần không làm bài tập và như vậy là chưa gương mẫu. Bạn Lớp trưởng tỏ vẻ bất bình với ý kiến của Minh, vì cho rằng chỉ có Lớp trưởng mới có quyền theo dõi các bạn, còn các bạn không có quyền theo dõi lớp trưởng. Bạn Minh làm như vậy là đúng hay sai ? Để trả lời cho câu hỏi này, …. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là dân chủ, kỉ luật. - mối quan hệ giữa dân chủ và kỉ luật. - ý nghĩa của dân chủ và kỉ luật. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề. - yêu cầu HS thảo luận nội dung sau: (?) Nêu những chi tiết thể hiện việc làm phát huy dân chủ và thiếu dân chủ trong 2 câu chuyện trên. Điều đó mang lại cho lớp 9A kết quả gì. (?) Em có nhận xét gì về việc làm của ông giám đốc. Việc làm của ông giám đốc đã gây tác hại như thế nào ? Vì sao? (?) Qua câu truyện trên em rút ra bài học gì?. - HS đọc diễn cảm. - Cả lớp theo dõi. - HS thảo luận theo nhóm bàn ( thời gian thảo luận là 5’) - Trình bày - Lớp nhận xét, bổ sung. - HS trả lời: chuyên quyền độc đoán, => thiếu dân chủ. - HS liên hệ rút ra bài học. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 1, Chuyện ở lớp 9A Mọi người đều được tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến và thống nhất hành động =>Cuối năm lớp 9A được tuyên dương là tập thể xuất sắc. 2, Chuyện ở một công ty Ông giám đốc gây ra hậu quả là công ty thua lỗ nặng nề do không phát huy được tính dân chủ trong công ty. (?) Qua phần tìm hiểu phần đặt vấn đề vậy các em hiểu thế nào là dân chủ và kỷ luật. (?) Hãy lấy ví dụ thể hiện tính dân chủ trong gia đình, nhà trường hoặc ngoài xã hội mà em biết. Gv chốt lại cho hs (?) Vậy dân chủ và kỉ luật có mối quan hệ như thế nào. Lấy ví dụ minh hoạ. (?) Hãy kể một số việc làm của bản thân em thực hiện tốt tính kỉ luật. Gv kết luận, chuyển ý. - Gv tích hợp về Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế. Công dân có quyền dân chủ trong việc tham gia, phản ánh, đề nghị về những vấn đề bất hợp lý trong chính sách pháp luật thuế( tính dân chủ) - Thực hiện nghiêm chính sách thuế cũng là tôn trọng kỉ luật. - HS nêu khái niệm. - HS nhắc lại - HS lấy ví dụ - HS trình bày theo ý hiểu của bản thân. (HS trình bày 1’) - HS trả lời. - HS nghe. II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1, Khái niệm: ( sgk) - Dân chủ : - Kỉ luật : * Một số biểu hiện: - Được đóng góp ý kiến - Được tham gia - Được biết khi việc có liên quan đến mình hoặc tập thể. 2, Mối quan hệ: - Dân chủ và kỉ luật có mối quam hệ hai chiều thể hiện kỉ luật là điều kiện đảm bảo dân chủ thực hiện có hiệu quả, dân chủ phải đảm bảo tính kỉ luật. (?) Làm theo đúng những điều đã quy định có phải là mất tự do, mất dân chủ không ? Vì sao? (?) Theo em dân chủ và kỉ luật có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống. GV thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật sẽ phát huy sức mạnh của toàn dân trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. =>Gv tích hợp thuế. (?)Trong nội quy học sinh có điều nào nói về dân chủ và kỉ luật không . (?) Theo em rèn luyện tính dân chủ, kỉ luật như thế nào. Gv chốt lại, chuyển ý. - HStrả lời. - HS bổ sung. - HS dựa vào sgk nêu ý nghĩa. - HS lắng nghe. - HS nêu tên - HS nêu cách rèn luyện 3, Ý nghĩa: - Tạo ra sự thống nhất cao về nhận thức, ý chí và hành động. - Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công việc. - Tạo cơ hội cho mọi người phát triển, xây dựng quan hệ xã hội tốt đẹp. 4, Cách rèn luyện (sgk) HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo (?) Trong tập thể lớp em đã phát huy quyền dân chủ chưa? Hãy kể tên một số việc làm phát huy quyền dân chủ và thực hiện tốt kỉ luật ở tập thể lớp em. Điều đó mang lại lợi ích gì. (?) Em hiểu gì về chủ trương của Đảng và nhà nước ta “dân biết, dân bàn, dân làm và dân kiểm tra”. (?) Hãy kể tên các hoạt động xã hội mang tính dân chủ mà em biết. GV yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1. (?) Bản thân em đã thực hiện tốt dân chủ, kỉ luật chưa? Nêu những biện pháp khắc phục những tồn tại ( nếu có) - HS trình bày. - HS nhận xét, bổ sung. - HS liên hệ thực tế trả lời - HS kể. - HS đọc và suy nghĩ, trả lời. - HS nhận xét - Hs trả lời và đưa ra dự kiến khắc phục. III.BÀI TẬP: Bài tập 1: - Việc làm thể hiện dân chủ: a, c, d. -Việc làm thiếu dân chủ: b. - Việc làm thiếu kỉ luật: e HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Em hãy lên kế hoạch cho bản thân mình để luôn thực hiện tốt nội quy của nhà trường đề ra. theo các tiêu chí sau: - Kế hoạch để hoàn thành bài tập. - Thời gian đến lớp, ra về. - Học nhóm và các hoạt động tập thể. - Trực nhật và lao động công ích... HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Tìm hiểu thêm việc thực hiện dân chủ và kỉ luật trong cuộc sống. thiếu sót ở điểm nào. - Sưu tầm tục ngữ, ca dao nói về dân chủ, kỷ luật. 4.Hoạt động nối tiếp:(5’) a. Hướng dẫn học bài cũ: - Học bài và làm bài tập 2, 4 sgk / 11. b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị trước nội dung bài 4: "Bảo vệ hoà bình" + Sưu tầm tranh ảnh... + Sưu tầm tư liệu nói về hậu quả của chiến tranh. RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………