Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Hợp tác cùng phát triển. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần 6 - Tiết 6 Bài 6: HỢP TÁC CÙNG PHÁT TRIỂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hợp tác cùng phát triển. - Hiểu được vì sao phải hợp tác quốc tế. - Nêu được nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta . 2. Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế phù hộ với khả năng của bản thân. - Kỹ năng biết xác định giá trị, kĩ năng tư duy, phê phán 3. Thái độ: - Ủng hộ chính sách hợp tác , hoà bình, hữu nghị của Đảng và Nhà nước ta. - Có ý thức hợp tác với các nước trong vấn đề bảo vệ môi trường. - Kĩ năng hợp tác, kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15’ 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm để hoàn thành khái niệm sau: Chí công vô tư¬ là phẩm chất đạo đức của con ngư¬ời, thể hiện ở………………… .............................không thiên vị, giải quyết công việc theo lẽ phải,…………………………………................................................................ và đặt lợi ích chung lên trên lợi ích cá nhân. 2. Khoanh tròn vào đáp án đúng: 2.1, Biểu hiện nào d¬ưới đây là biểu hiện của tính tự chủ? A: Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của ngư¬ời khác. B: Sống đơn độc, khép kín. C: Tự quyết định công việc của mình trong mọi hoàn cảnh. D: Dễ bị lôi kéo làm theo ngư¬ời khác. 2.2, Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới là: A: Quan hệ có đi có lại giữa n¬ước này với nư¬ớc khác. B: Quan hệ bạn bè thân thiện giữa nước này với n¬ước khác. C: Quan hệ bình đẳng giữa nư¬ớc này với n¬ước khác. D: Quan hệ th¬ường xuyên, ổn định giữa n¬ước này với n¬ước khác. 2.3, Hành vi nào d¬ới đây thể hiện tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới? A: Viết thư giao lưu, kết bạn với thanh thiếu niên quốc tế. B: Thấy ng¬ười nư¬ớc ngoài chỉ trỏ, chạy ra xem. C: Không tham gia các hoạt động thể hiện tình đoàn kết do nhà tr¬ường tổ chức. D: Chê bai phong tục, tập quán của các n¬ước. 2.4, Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của: A: Những n¬ước lín. B: Những n¬ước có tiềm năng quân sự. C: Những nư¬ớc đang xảy ra chiến tranh, xung đột. D: Của tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới. 3. Hãy nối mỗi ý ở cột I với mỗi ý ở cột II: I Đáp án II 1. Nhờ tính tự chủ con ng¬ười biết sống một cách đúng đắn và a.Tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ. 2. Tính tự chủ giúp ta đứng vững trư¬ớc những b. Hành động của mình đúng hay sai để kịp thời rút kinh nghiệm sửa chữa. 3. Chúng ta cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách c. Biết cư¬ xử có đạo đức, có văn hoá. 4. Sau mỗi việc làm, cần xem lại thái độ, lời nói, d. Tập suy nghĩ trư¬ớc khi hành động. Đáp án – biểu điểm: 1. Điền từ còn thiếu vào chỗ trống(1đ): - Sự công bằng - Xuất phát từ lợi ích chung 2. Khoanh vào các đáp án đúng(1đ): - 2.1, ý C 2.2, ý B 2.3, ý A 2.4, ý D 3. Hãy nối mỗi ý ở cột I với mỗi ý ở cột II(1đ): -1- c 2- a 3- d 4- b 3.Bài mới. Giới thiệu bài mới(1’) HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. GV giới thiệu : Bác Hồ – vị lãnh tụ vô vàn kính yêu đã từng nói: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” Ý nghĩa của câu nói đó chính là: Đoàn kết tạo nên sức mạnh vô địch, hay nói khác đi chính là tinh thần hợp tác sẽ tạo nên sức mạnh vô địch. Vậy hợp tác là gì? Hợp tác có vai trò gì trong thời đại này? Học sinh cần rèn luyện phẩm chất này như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là hợp tác cùng phát triển. - vì sao phải hợp tác quốc tế. - nguyên tắc hợp tác quốc tế của Đảng và Nhà nước ta . Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV yêu cầu các em đọc thông tin, quan sát ảnh trong sgk và trả lời các câu hỏi: (?) Qua các thông tin, sự kiện trên, em có nhận xét gì về quan hệ hợp tác giữa nước ta và các nước khác trên thế giới? (?) Theo em sự hợp tác với các nước khác mang lại lợi ích gì cho nước ta và nước họ? Gv chốt ý kiến. GV(chiếu) bản đồ quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các nước trên thế giới. (?) Em có nhận xét gì về xu hướng hợp tác của nước ta từ 1945 trở lại đây. Gv chuyển ý: Sau khi giành được độc lập,Việt Nam thiết lập mở rộng quan hệ ngoại giao để hợp tác phát triển kinh tế. Sự hợp tác giúp chúng ta có thể giải quyết những vấn đề phức tạp một cách dễ dàng hơn, đặc biệt trong những vấn đề mang tính chất toàn cầu như : AIDS, khủng bố, môi trường... - HS đọc diễn cảm , cả lớp theo dõi - HS quan sát trả lời - HS nhận xét, bổ sung - HS trả lời - HS quan sát - HS nhận xét - HS bổ sung - HS nghe, hiểu. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1.Tìm hiểu thông tin. 2.Quan sát ảnh. -Sự hợp tác rất tốt đẹp giữa nước ta và các nước bạn bè trên TG * Trao đổi thành quả của sự hợp tác, hiểu hợp tác và ý nghĩa của hợp tác GV yêu cầu HS liệt kê một số thành quả của sự hợp tác giữa nước ta và các nước bạn đã đạt hiệu quả? => Gv nhận xét, biểu dương các em làm việc tốt đồng thời giới thiệu thêm một số thành quả hợp tác. (?) Quan hệ hợp tác giúp chúng ta những điều kiện gì. (?) Hãy kể tên một số hoạt động Việt Nam cùng hợp tác với các nước nhằm bảo vệ môi trường nhằm chống lại sự biến đổi của khí hậu toàn cầu. H : Nêu một số thành quả về sự hợp tác giữa nước ta với các nước khác mà em biết ? (?) Ở địa phương em có thành quả của sự hợp tác không? Hãy kể tên? * Tìm hiểu NDBH (?) Vậy em hiểu hợp tác là gì? Để hợp tác có hiệu quả cần dựa trên nguyên tắc nào. GV trong bối cảnh xu thế hiện nay hợp tác quốc tế là xu thế tất yếu. Trong những năm gần đây nước ta giúp đỡ rất nhiều cho các nước bạn về lương thực, cơ sở hạ tầng….=> Gv tích hợp thuế. (?) Vì sao phải hợp tác quốc tế giữa các nước trên thế giới. Gv chốt lại, ghi bảng. Hợp tác sẽ đạt kết quả cao trong công việc chung. Vì vậy Việt Nam đã và đang tích cực hợp tác quốc tế về mọi mặt nhất là trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới. - HS liệt kê - HS bổ sung - HS quan sát các hình ảnh -HS trả lời. - HS kể tên -HS trả lời. - HS bổ sung - HS đọc khái niệm - HS nêu nguyên tắc - HS lắng nghe - HS nêu ý nghĩa. - HS nhận xét, bổ sung. -HS nghe, ghi bài. * Một số thành quả: Cầu Mỹ Thuận, nhà máy thuỷ điện sông Đà, hầm đường bộ Hải Vân... II.NỘI DUNG BÀI HỌC: 1, Hợp tác là gì ? - Hợp tác là cùng chung sức làm việc, giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau trong công việc, lĩnh vực nào đó vì mục đích chung. * Nguyên tắc: - Bình đẳng cùng có lợi - Không xâm hại đến lợi ích của nhau. 2. Ý nghĩa: - Giải quyết những vấn đề bức xúc mang tính toàn cầu. - Tạo điều kiện phát triển mọi mặt. - Góp phần bảo vệ hoà bình (?) Hãy nêu chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác quốc tế. (?) Theo em mỗi công dân có trách nhiệm gì để góp phần xây dựng quan hệ hợp tác. (?) Hãy nêu một số việc làm của bản thân em thể hiện tinh thần hợp tác. Gv mở rộng thêm. (?) Em đã hợp tác với bạn bè như thế nào? Kết quả ? Dự kiến của em để hợp tác có hiệu quả hơn ( thảo luận nhóm/ bàn trong 5’) Gv chốt lại, chuyển ý. - HS dựa vào sgk nêu chủ trương của Đảng và nhà nước - HS đọc lại -HS trả lời. - HS trả lời. - HS bổ sung. - HS nghe. - HS thảo luận và cử đại diện trình bày kết quả, các nhóm nhận xét, bổ sung 3, Chủ trương của Đảng và nhà nước ta trong vấn đề hợp tác quốc tế: (Sgk / 22) 4, Học sinh rèn luyện: - Có quan hệ thân thiện với bạn bè trong lớp. - Ủng hộ những bạn học sinh vùng sâu: đồ dùng học tập, quần áo.... HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV trong 6 tháng đầu năm 2008 thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước với 4 dự án với tổng số vốn đầu tư là 2,08 tỉ USD. Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1/ 19 GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 2/ 19 GV yêu cầu hs viết thu hoạch về một buổi lao động tập thể ( yêu cầu hs làm ở nhà theo nhóm) GV kết luận toàn bài. -HS nghe - HS đọc, suy nghĩ, trả lời. - HS nhận xét - HS trình bày 1’ - HS nhận xét - HS viết báo cáo III.BÀI TẬP: Bài tập 1/ 19: + Bảo vệ môi trường: Việt Nam – Nhật Bản công nghệ xử lý rác thải. + Việt Nam giúp đỡ lương thực cho Lào… Bài tập 2/ 19: Giới thiệu hầm đèo Hải Vân HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Vận dụng xử lý tình huống Trong giờ kiểm tra Toán ở lớp, Bình và Tú thoả thuận hợp tác với nhau để làm bài được nhanh: Bình làm một số bài, Tú làm một số bài, sau trao đổi cho nhau để chép vào bài làm. Câu hỏi: 1/ Theo em, hành vi của Bình và Tú có phải là sự hợp tác không? Vì sao? 2/ Hành vi đó có lợi hoặc có hại như thế nào ? Lời giải: 1/ Hành vi của Bình và Tú không phải là biểu hiện của sự hợp tác, vì sự hợp tác của 2 bạn không làm cho các bạn tiến bộ. 2/ Hành vi đó có lợi là giúp 2 bạn cùng giải quyết khối lượng công việc được nhanh. Tuy nhiên, cũng có hại là mỗi bạn làm mỗi bài riêng rẽ thì sẽ không tiến bộ lên được, không học hỏi từ nhau được. HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Sưu tầm thành quả hợp tác giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới. 4.Hoạt động nối tiếp: (4’) - Học bài và làm bài tập đầy đủ, thực hiện kế hoạch nhóm. - Chuẩn bị bài 7: “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc.” + Đọc và trả lời câu hỏi phần gợi ý. + Sưu tầm tranh ảnh trang phục, lễ hội truyền thống của dân tộc. + Tìm hiểu về một truyền thống lễ hội ở địa phương em. RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY: ..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................