Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần 7- Tiết 7 Bài 7: KẾ THỪA VÀ PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Nêu được thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 2. Kĩ năng: - Biết rèn luyện bản thân theo các truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ bản thân về các truyền thống tốt đẹp của dân tộc, kĩ năng thu thập và xử lý thông tin. 3. Về thái độ: - Tôn trọng, tự hào và bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: 1. Giáo viên: - SGK, SGV, BT tình huống - Truyện kể, tình huống, ca dao, tục ngữ... - Máy chiếu, tranh ảnh về lễ hội, trang phục của dân tộc. 2. Học sinh: - SGK, vở bài tập, soạn bài ở nhà. - Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về lễ hội, trang phục của dân tộc. IV.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC : 1.Ổn định tổ chức lớp(1’) 2. Kiểm tra bài cũ(4’) (?) Thế nào là sự hợp tác? Hợp tác nhằm mục đích gì? Bản thân em đã thể hiện tinh thần hợp tác như thế nào trong học tập. (?) Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề hợp tác? Học sinh rèn luyện tinh thần hợp tác như thế nào. 3.Giới thiệu bài mới:(2’) HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - Nêu được một số truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. - Hiểu được thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài học GV yêu cầu HS đọc thông tin phần đặt vấn đề sgk/ 23 (?) Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được thể hiện như thế nào qua lời nói của Bác Hồ? Qua đó thể hiện truyền thống nào của dân tộc ta. Gv chính truyền thống quý báu đó đã giúp dân tộc Việt Nam giành nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc (?) Cụ Chu Văn An là người như thế nào. (?) Em có nhận xét gì về cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An đối với thầy giáo cũ? Cách cư xử đó thể hiện truyền thống gì của dân tộc ta? (?) Qua tìm hiểu phần đặt vấn đề hãy nêu cảm nhận và suy nghĩ của của bản thân em. Gv truyền thống tốt đẹp của dân tộc được đúc kết qua nhiều thế hệ . Nó ăn sâu vào nếp sống, cách cư xử trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân. - HS đọc to - Cả lớp theo dõi - HS tìm chi tiết - HS nhận xét, bổ sung -HS nghe. - HS nêu nhận xét - HS tìm chi tiết thể hiện cách ứng xử - HS bổ sung - HS trả lời. -HS nghe. I.ĐẶT VẤN ĐỀ: 1. Bác Hồ nói về lòng yêu nước của dân tộc ta. - Truyền thống yêu nước của dân tộc ta được so sánh như một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lín, có thể nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước. 2. Chuyện về một người thầy. - Cách cư xử của học trò cụ Chu Văn An thể hiện sự kính trọng, biết ơn đúng với truyền thống "tôn sư trọng đạo" của dân tộc ta Gv chiếu nội dung bài tập yêu cầu hs đọc Hãy chỉ ra các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam? 1. Trọng nam khinh nữ. 2. Thờ cóng tổ tiên. 3. Tôn sư trọng đạo. 4. Ma chay, cưới hỏi linh đình. 5. Mê tín, dị đoan. 6. Tương thân, tương ái. Gv những truyền thống tốt đẹp luôn mang những yếu tố tích cực và trở thành nét đẹp phong tục tập quán. Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp còn có những thói quen mang yếu tố tiêu cực, lạc hậu không phù hợp với xã hội ngày nay gọi là hủ tục. (?) Vậy em hiểu thế nào là phong tục, hủ tục. (?)Em hãy kể một số phong tục hủ tục mà em biết. Gv chuyển ý Những phong tục tập quán tốt đẹp làm giàu thêm bản sắc văn hoá dân tộc. Vậy truyền thống là gì, dân tộc Việt Nam có những truền thống tốt đẹp nào? - HS đọc đề bài - Truyền thống tốt đẹp : 2, 3, 6 -HS nghe hiểu thêm - HS trả lời - HS nhận xét -HS nghe. - Phong tục là thói quen lâu đời ăn sâu vào đời sống xã hội được nhiều người thừa nhận và làm theo - Hủ tục là thói quen lỗi thời, lạc hậu không còn phù hợp với xã hội văn minh hiện đại. (?) Qua phần tìm hiểu trên em hãy cho biết truyền thống tốt đẹp của dân tộc là gì. (?) Em hãy kể những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta mà em biết? Truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam không thể hiện qua cách ứng xử trong cuộc sống hàng ngày mà còn được đúc kết trong kho tàng ca dao, tục ngữ, văn thơ… (?) Hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ thể hiện các truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Gv cho hs quan sát một số hình ảnh về trang phục, lễ hội, một số nét đẹp trong đời sống văn hoá của các dân tộc Việt Nam (?) Vậy em hiểu thế nào là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. (?) Theo em kế thừa phải dựa trên những nguyên tắc nào. (?) Gia đình em có những truyền thống tốt đẹp nào. Gv nhưng giá trị mang đậm nét bản sắc văn háo dân tộc đòi hỏi mỗi người dân Việt Nam phải có thái độ trân trọng và trách nhiệm bảo vệ và phát huy. - HS nêu khái niệm - HS nhắc lại - HS kể tên các truyền thống tốt đẹp - HS bổ sung - HS tìm ca dao, tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc. - HS quan sát ảnh - HS nêu khái niệm - HS nhắc lại -HS trả lời. -HS trả lời. -HS nghe. II.ND BÀI HỌC: 1, Khái niệm: Truyền thống tốt đẹp của dân tộc là những giá trị tinh thần hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài của dân tộc được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. 2, Dân tộc Việt Nam có nhiều truyền thống tốt đẹp đáng tự hào: - Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, yêu nước, tương thân tương ái..... * Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc là trân trọng bảo vệ, tìm hiểu học tập và thực hành làm theo các giá trị truyền thống để cái hay cái đẹp tiếp tục được toả sáng, phát triển HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo (?) Trong chương trình văn học em đã được học tác phẩm nào nói về nét đẹp trong truyền thống của dân tộc ta. Gv ngoài ra trong chương trình GDCD 7 có bài giữ gìn phát huy truyền thống gia đình, dòng họ và lớp 8 có bài tôn trọng học hỏi dân tộc khác thể hiện sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Gv yêu cầu hs đọc và làm bài tập 1/ 25 Gv yêu cầu hs trình bày một số làn điệu dân ca mà các em đã được học và sưu tầm được (?) Nêu cảm xúc của em khi nghe các bài hát dân ca. (Cả lớp trao đổi về những suy nghĩ, tình cảm của mình qua những làn điệu dân ca.) Gv tổng kết toàn bài - Tác phẩm “Ông Đồ” thể hiện truyền thống chơi chữ nho =>hiếu học - Hs nghe hiểu - HS đọc và suy nghĩ - HS trình bày - HS nhận xét, bổ sung - HS lên bảng trình bày -HS trình bày 1’ -HS nghe. III.BÀI TẬP: Bài tập 1/ 25 - Đáp án đúng: a, c, e, g, h, i, l. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo * Vận dụng xử lý tình huống: Hiện nay, nhiều bạn trẻ không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc như tuồng, chèo, dân ca…, thậm chí còn cho là lạc hậu và không chịu tìm hiểu nghệ thuật dân tộc. Câu hỏi: 1/ Em có tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó không? Vì sao ? 2/ Em sẽ góp ý cho các bạn như thế nào ? 3/ Theo em, tuổi trẻ cần phải làm gì để kế thừa và phát huy truyền thống nghệ thuật của dân tộc ? Lời giải: 1/ Em không tán thành thái độ và việc làm của các bạn đó, bởi vì đó là lối sống tiêu cực, không có tự tôn dân tộc. 2/ Em sẽ giải thích và giới thiệu cho accs bạn về nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Sau đó, khuyên các bạn nên tìm hiểu và phát huy. 3/ Tuổi trẻ là thế hệ tương lai của đất nước nên cần: tìm hiểu nền văn hóa, truyền thống dân tộc; không được bị dụ dỗ, lôi kéo vào các phản văn hóa... HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo + Sưu tầm tranh ảnh trang phục, lễ hội truyền thống của dân tộc. + Tìm hiểu về một truyền thống lễ hội ở địa phương em. 4.Hoạt động nối tiếp:(7’)Chọn câu trả lời đúng nhất: - Học thuộc nội dung bài của tiết 1 - Hoàn thành các bài tập tiết 1 trong vở bài tập - Chuẩn bị bài tiết 2: + Tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của 1 số truyền thống tốt đẹp ở quê hương em + Cách rèn luyện để kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................