Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bảo vệ hoà bình. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn............................................Ngày dạy.................................................... Tuần 4 -Tiết 4 Bài 4: BẢO VỆ HÒA BÌNH I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT. 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình. - Giải thích được vì sao phải bảo vệ hoà bình. - Nêu được ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh đang diễn trên thế giới. - Nêu được các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày. 2. Kĩ năng: - Tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức. 3. Thái độ: - Yêu hoà bình, ghét chiến tranh phi nghĩa. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng xác định giá trị về biểu hiện và ý nghĩa sống giản dị. - Kĩ năng so sánh những biểu hiện giản dị và trái với giản dị. - Kĩ năng tư duy phế phán. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị III.CHUẨN BỊ : - GV : -SGK .SGV GDCD 9. -Một số câu chuyện , đoạn thơ nói về việc sống giản dị . - HS : Kiến thức, giấy thảo luận. IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') GV yêu cầu HS làm bài 2,3 VBT 3. Giới thiệu bài :(2’) HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Gv cho cả lớp nghe bài hát “Trái đất này là của chúng mình” Nội dung bài hát nói lên điều gì? - HS trả lời =>Gv vào bài . HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: thế nào là hoà bình và bảo vệ hoà bình. - vì sao phải bảo vệ hoà bình. - ý nghĩa của các hoạt động bảo vệ hoà bình , chống chiến tranh đang diễn trên thế giới. - các biểu hiện của sống hoà bình trong sinh hoạt hàng ngày. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV gọi HS đọc phần đặt vấn đề sau đó yêu cầu hs trả lời các câu hỏi: (?) Qua các thông tin, sự kiện trên, em có nhận xét gì về chiến tranh đã gây ra hậu quả như thế nào cho con người? (?) Vì sao chúng ta phải ngăn ngừa chiến tranh, bảo vệ hoà bình? Những việc làm cụ thể là gì? Gv cho học sinh quan sát một số hình ảnh minh hoạ sự tàn khốc, huỷ diệt của chiến tranh.(chiếu) Gv cung cấp thêm thông tin - Trong CTTG I nước Pháp có 1.400.000 người chết, nước Đức có 1.800.000 người chết, nước Mĩ có3.000.000 người chết. Kinh tế châu Âu bị đình đốn, nhiều công trình giao thông bị hư háng nặng nề. - Trong CTTG II một phần nước Nga bị phá huỷ trơ trụi, đặc biệt là 2 quả bom nguyên tử mà Mĩ ném xuống 2 thành phố của Nhật làm 400.000 người chết và di chứng tồn tại đến mai sau... (?) Em có suy nghĩ gì khi đế quốc Mĩ gây chiến tranh ở Việt Nam? Em rút ra bài học gì khi xem tranh ảnh và thảo luận thông tin trên? - HS đọc bài - HS nhận xét. - HS trình bày ý kiến. - HS nhận xét, bổ sung. - HS quan sát. - HS nghe và mở rộng kiến thức. - HS trình bày suy nghĩ - HS nhận xét, bổ sung I. ĐẶTVẤN ĐỀ: 1- Thông tin. - Sự tàn khốc của chiến tranh và hậu quả của chiến tranh. 2- Nhận xét: - Chiến tranh là thảm hoạ của loài người, hoà bình là khát vọng, hạnh phúc. - Gv chia lớp thành 4 nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu thảo luận (5’): Nhóm 1+ 2: Nêu sự đối lập giữa chiến tranh và hoà bình? Nhóm 3+ 4: Hãy phân biệt chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa. Gv thu bài của các nhóm chiếu lên yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Gv liên hệ chiến tranh ở Việt Nam làm sáng tỏ chiến tranh chính nghĩa và chiến phi nghĩa. (?) Vậy theo em làm cách nào để không xảy ra chiến tranh xung đột. - HS chia nhóm nhận tình huống thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS nghe, nhận biết -HS trả lời. (?) Em hiểu hoà bình là gì? Thế nào là bảo vệ hoà bình. (?) Biểu hiện của lòng yêu hoà bình? Gv biểu hiện của lòng yêu hoà bình trong cuộc sống hàng ngày như biết lắng nghe ý kiến của người khác, biết học hỏi những tinh hoa, điểm mạnh của người khác, sống hoà đồng với mọi người, không phân biệt đối xử, kì thị với người khác... (?) Vì sao phải bảo vệ hoà bình. Gv yêu cầu hs đọc thêm mục 3 sgk/ 15 (?) Nhân loại nói chung và dân tộc ta nói riêng cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? (?) Hãy nêu một số việc làm của nhân dân ta đã góp phần xây dựng và bảo vệ hoà bình . - HS dựa sgk trả lời - HS nhắc lại - HS nêu biểu hiện - HS nghe hiểu - HS trình bày theo ý hiểu - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc to. - Cả lớp theo dõi. - HS trả lời - HS trả lời II/ NỘI DUNG BÀI HỌC 1, Khái niệm: - Hoà bình: - Bảo vệ hoà bình: 2, Biểu hiện - Giữ gìn cuộc sống bình yên. - Dùng thương lượng để đàm phán giải quyết mâu thuẫn. - Không để xảy ra xung đột vũ trang. 3, Vì sao phải bảo vệ hoà bình: - Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc cho con người, còn chiến tranh chỉ mang lại đau thương, tang tóc, đói nghèo, bệnh tật… - Hiện nay chiến tranh, xung đột vũ trang còn đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới và là nguy cơ đối với nhiều quốc gia, dân tộc. 4, Bảo vệ hoà bình là trách nhiệm của toàn nhân loại (Sgk/15) (?) Để tri ân, tưởng nhớ những anh hùng liệt sĩ đảng và nhà nước ta có những chính sách gì. (?) Là học sinh chúng ta cần làm gì để thể hiện để bảo vệ hoà bình (?) Hãy nêu một số việc làm của học sinh góp phần bảo vệ nền hoà bình thế giới. Gv gợi ý một số hình thức hoạt động kết nghĩa.. Hằng năm thế giới lấy ngày 1/8 là ngày chống chiến tranh. (?)Thủ đô Hà Nội được Unessco công nhận là thành phố vì hoà bình vào năm nào. Gv quan sát, động viên các nhóm, nhắc nhở học sinh luôn phải sống thân thiện với mọi người xung quanh - HS trình bày - HS bổ sung - HS đưa ra ý kiến - HS liên hệ. - HS nghe. 5, Trách nhiệm của công dân, học sinh: - Xây dựng mối quan hệ thân thiện.. - Tôn trọng lợi ích của nhau… - GV nhận xét và kết luận: Hòa bình đem lại cho con người những điều tốt đẹp. Đó là hạnh phúc, là khát vọng của loài người. Ngày nay, các thế lực phản động hiếu chiến vẫn đang có âm mưu phá hoại hòa bình, gây chiến tranh tại nhiều nơi trên thế giới. Vì vậy, bảo vệ hòa bình chống chiến tranh là trách nhiệm của mọi người, mọi dân tộc, mọi quốc gia trên thế giới. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV yêu cầu HS đọc và làm bài tập 1/16 GV nhận xét, đánh giá GV yêu cầu hs đọc và làm bài tập 2/16 GV kết luận toàn bài - HS đọc đề bài, suy nghĩ trả lời. - HS nhận xét, bổ sung. - HS đọc đề bài, suy nghĩ - HS trình bày quan điểm và giải thích - HS nhận xét, bổ sung III. BÀI TẬP: Bài tập1/ 16: - Hành vi thể hiện lòng yêu hoà bình: a, b, d, e, h, i. Bài tập 2/ 16: - Tán thành quan điểm : a, c =>thể hiện việc làm yêu hoà bình. HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - Gv tổ chức cho hs thi vẽ tranh “vẽ cây hoà bình đẹp nhất”. Chia làm 4 đội phổ biến nội dung: + Thân: ghi chữ hoà bình + Rễ: ghi việc làm bảo vệ hoà bình + Lá, quả: ghi những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại. - HS chia nhóm, nghe phổ biến nội dung - HS tham gia trò chơi - Các nhóm trình bày tác phẩm HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’) Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo Vẽ sơ đồ tư duy khái quát lại nội dung bài học + Sưu tầm tranh ảnh... + Sưu tầm tư liệu nói về hậu quả của chiến tranh. 4. Hoạt động nối tiếp: (2’) a. Hướng dẫn học bài cũ: - Đọc phần tư liệu tham khảo. b. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới: - Chuẩn bị trước nội dung bài 5 : “Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới” + Đọc và trả lời câu hỏi trong phần đặt vấn đề. + Sưu tầm tư liệu về việc xây dựng ngoại giao giữa các nước…. RÚT KINH NGHIỆM SAU DẠY: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..