Dưới đây là giáo án GDCD lớp 7 theo công văn 5512. Mẫu giáo án này được bộ giáo dục đào tạo ban hành vào ngày 18/12/2020. Đây là bản giáo án mới nhất, thầy cô và bạn đọc có thể tải về để tham khảo. Tài liệu có sẵn bản word. Giáo án GDCD 7 - công văn 5512.

Ngày soạn: ..../..../.....
Ngày dạy:…./…../….
Tuần: 7
BÀI 6: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
I.MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Sau khi học bài, HS nắm được
- Thế nào là tôn sư trọng đạo.
- Vì sao phải tôn sư trọng đạo.
- Ý nghĩa của tôn sư trọng đạo.
2. Năng lực
- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,...
- Năng lực chuyên biệt:
+Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội.
+Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước.
+ Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội.
3. Phẩm chất
- Giúp học sinh rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
1 - GV: Giáo án, SGK, sách giáo viên, thiết bị dạy học...
2 - HS: SGK, đồ dùng học tập,
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: HS biết được các nội dung bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
b) Nội dung: HS nêu giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; s dụng đồ dung trực quan để thực hiện.
c) Sản phẩm: HS hát bài về thầy cô
d) Tổ chức thực hiện:
- GV: Tổ chức cho HS thi hát về thầy cô.
- HS đồng ca bài Bụi phấn
- GV giới thiệu bài: Tôn trọng đạo một trong những truyền thống cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Truyền thống đó thể hiện lòng biết ơn đối với những ngày đêm miệt mài để cung cấp kiến thức cho bao lớp học sinh thân yêu hành trang vững bước vào đời. Vậy hiểu sâu sắc truyền thống tốt đẹp đó ta vào bài hôm nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu truyện đọc
a) Mục tiêu: HS đọc truyện bước đầu hiểu được sống thế nào tôn trọng đạo.
b) Nội dung: HS sử dụng sgk đọc bài và tìm hiểu kiến thức, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
+ Gọi HS đọc truyện trong SGK
+ GV yêu cầu trả lời câu hỏi:
1. Cuộc gặp gỡ giữa thầy trò trong truyện có gì đặc biệt về thời gian?
1. Tìm hiểu truyện đọc
- Thời gian: Cách 40 năm sau ngày ra trường.
- Những chi tiết chứng tỏ sự biết ơn: Học trò vây quanh thầy chào
2. Những chi tiết nào trong truyện chứng tỏ sự biết ơn của học trò đối với thầy giáo Bình?
3. Học sinh kể những kỉ niệm về những ngày thầy giáo dạy nói lên điều gì?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ Gọi học sinh đọc truyện đọc SGK.
+ Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ 1 HS đứng dậy đọc bài
+ GV gọi HS lần lượt trả lời câu hỏi được giao.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét - Bổ sung đưa ra kết luận - chuyển hoạt động.
hỏi thắm thiết, tặng thầy những hoa tươi thắm, không khí cảm động, thầy trò tay bắt mặt, mừng, kể kỉ niệm, bồi hồi, lưu luyến.
- Học sinh kể về những kỉ niệm nói lên lòng biết ơn thầy giáo của mình.
Hoạt động 2: Nội dung bài học
a) Mục tiêu: HS đọc truyện bước đầu hiểu được sống thế nào tôn trọng đạo.
b) Nội dung: HS sử dụng sgk đọc bài và tìm hiểu kiến thức, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
SẢN PHẨM DỰ KIẾN
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ giải thích
II: Nội dung bài học:
1. Khái niệm:
- Tôn sư: Tôn trọng, kính yêu, biết ơn thầy cô giáo ở mọi nơi, mọi lúc.
+ Tôn sư là gì? Trọng đạo là gì?
+ Trong thời đại ngày nay, câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” còn đúng nữa không?
+ Hãy nêu những biểu hiện của tôn trọng đạo?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
+ HS nghiên cứu nội dung sgk trả lời các câu hỏi.
+ GV quan sát, hướng dẫn nếu HS cần.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
+ GV gọi lần lượt HS trả lời câu hỏi.
+ Sau mỗi câu, GV gọi HS khác đứng tại chỗ nhận xét, đánh giá câu trả lời của bạn.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
+ GV nhận xét cách đọc, đánh giá chuẩn kiến thức.
- Trọng đạo: Coi trọng những lời thầy dạy trọng đạo lí làm người.
2. Biểu hiện:
- Tình cảm, thái độ làm vui lòng thầy cô giáo.
- Hành động đền ơn đáp nghĩa.
- Làm những điều tốt đẹp để xứng đáng với thầy cô giáo
3. Ý nghĩa:
- truyền thống quý báu của dân tộc
Thể hiện lòng biết ơn của thầy giáo cũ.
- nét đẹp trong tâm hồn con người, làm cho mối quan hệ người-người gắn bó, thân thiết.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a) Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học
b) Nội dung: HS sử dụng sgk đọc bài và tìm hiểu kiến thức, trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: Kết quả của HS.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
- GV giao nhiệm vụ:
- Nêu biểu hiện tôn trọng đạo của
Bài tập a: Đáp án đúng là 1,3
Bài tập b:
một số HS hiện nay?
- Quan niệm của thời đại ngày nay về truyền thống tôn sư trọng đạo?
- Những biểu hiện người thầy làm mất danh dự của mình ảnh hưởng đến truyền thống tôn sư trọng đạo?
- HS thực hiện nhiệm vụ
- GV quan sát, nhận xét, đánh giá chuẩn kiến thức.
"Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng"
Một chữ cũng là thầy
Nửa chữ cũng là thầy"
( Nhất vi sư, bán tự vi sư)
"Không thầy đố mày làm nên"
'Muốn sang thì bắc cầu kiều
Muốn con hay chữ thì yêu kính thầy"
" Ân trả, nghĩa đền"
Bài tập c: Đáp án 5.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a) Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
b) Nội dung: HS sử dụng kiến thức đã học để tiến hành làm bài tập.
c) Sản phẩm: Kết quả của học sinh.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG
- Giáo viên cho học sinh chơi trò chơi tiếp sức.
- Giáo viên làm trọng tài hướng dẫn trò chơi.
- Giáo viên kết luận chung, tuyên dương các nhóm làm .
- Mỗi học sinh lấy một câu, viết lên bảng (5 phút)
- Các nhóm nhận xét, đánh giá
* Hướng dẫn về nhà:
+ Tập tình huống, làm bt còn lại
+ Chuẩn bị bài 7: Đoàn kết tương trợ
* Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….