Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Tự trọng. Bài học nằm trong chương trình Giáo dục công dân lớp 7. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: .................................... Ngày dạy:…………………………… Tuần 3 Tiết 3 BÀI 3 TỰ TRỌNG I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Hiểu được thế nào là tự trọng. - Nêu được một số biểu hiện của lòng tự trọng. - Nêu được ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người. 2. Kĩ năng: - Biết thể hiện tự trọng trong học tập, cinh hoạt và các mối quan hệ. - Biết phân biệt những việc làm thể hiện sự tự trọng với những việc làm thiếu tự trọng. 3. Thái độ: Tự trọng không đồng tình với những hành vi thiếu tự trọng. 4. Định hướng phát triển năng lực: - Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lý, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng ngôn ngữ,... - Năng lực chuyên biệt: +Tự nhận thức, tự điều chỉnh hành vi phù hợp với pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. +Tự chịu trách nhiệm và thực hiện trách nhiệm công dân vối cộng đồng, đất nước. + Giải quyết các vấn đề đạo đức, pháp luật, chính trị, xã hội. II. GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG: - Kĩ năng phân tích, so sánh. - Kĩ năng thể hiện sự tự tin. - Kĩ năng tự nhận thức giá trị bản thân về tính tự trọng -Kĩ năng ra quyết định. III.CHUẨN BỊ : - GV: Sgk , và sgv- gdcd 7. - Câu chuyện về tính tự trọng. - Tục ngữ, ca dao, danh ngôn nói về tự trọng. - HS: Sưu tầm 1 số truyện nói về phẩm chất này . IV. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY: 1. Ổn định tổ chức: (1') 2. Kiểm tra bài cũ : (4') - Trung thực là biểu hiện cao của đức tính gì? Cho ví dụ cụ thể? - Ý nghĩa của trung thực? 3. Dạy bài mới : HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’) Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo. Lòng tự trọng là một trong những chuẩn mực đạo đức. Chúng ta vẫn thường hay nghe nói người này, người kia có lòng tự trọng. Vậy tự trọng là gì, biểu hiện, ý nghĩa của lòng tự trọng ...chúng ta vào bài mới"tự trọng" Tục ngữ - Nghèo cho sạch, rách cho thơm. - Áo rách cốt cách người thương. - Quân tử nhất ngôn. HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức Mục tiêu: một số biểu hiện của lòng tự trọng. - ý nghĩa của tự trọng đối với việc nâng cao phẩm giá con người. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo GV: Hướng dẫn HS đọc truyện bằng cách phân vai. GV: Đặt câu hỏi 1. Hành dộng của Rô-be qua câu truyện trên. 2. Vì sao Rô-be lại nhờ em mình trả lại tiền cho người mua diêm? 3. Các em có nhận xét gì về hành động của Rô-be? 4. Việc làm đó thể hiện đức tính gì? 5. Hành động của Rô-be tác động đến tác giả như thế nào? GV: Kết luận Nhóm 1 thảo luận. Hành động của Rô-be Nhóm 2 thảo luận. Vì sao Rô-be lại làm như vậy? Nhóm 3 thảo luận. Nhận xét của Rô-be Nhóm 4 thảo luận. Hành động của Rô-be thể hiện đức tính tự trọng. I Tìm hiểu truyện đọc Một tâm hồn cao thượng Nhóm 1: (Câu 1) - Là em bé mồ côi nghèo khổ đi bán diêm. - Cầm đồng tiền vàng đổi lấy tiền lẻ trả lại cho người mua diêm. - Khi bị xe chẹt và bị thương nặng Rô-be đã nhờ em mình trả lại tiền cho khách Nhóm 2: (câu 2) - Muốn giữ đúng lời hứa. - Không muốn người khác nghỉ mĩnh nghèo mà nói dối để ăn cắp tiền. - Không muốn bị coi thường, danh dự bị xúc phạm, mất lòng tin ở mình Nhóm 3: (câu 3) - Có ý thức trách nhiệm cao - Giữ đúng lời hứa - Tôn trọng người khác và tôn trọng chính mình. - Tâm hồn cao thượng tuy cuộc sống rất nghèo. Nhóm 4: (câu4 + 5) - Hành động của Rô-be đã làm thay đổi tình cảm của tác giả. Từ chỗ nghi ngờ, không tin đến sững sờ, tim se lại vì hối hận và cuối cùng ông nhận nuôi em Sac-lây * Tìm những hành vi biểu hiện tính tự trọng và không tự trọng trong thực tế? 1. Thế nào là tự trọng? 2. Biểu hiện của tự trọng? Tình huống: An là học sinh giỏi mọi bài kiểm tra An đều được điểm cao. Trong giờ kiểm tra hôm nay An không làm được bài vì An bị sốt cả đêm qua. Nhưng An kiên quyết không chép bài của bạn. Sau khi thu bài xong An nói với bạn An sẽ gỡ điểm vào bài kiểm tra sau. Tại sao An lại không chép bài bạn? Bạn An có đáng để bạn bè học tập không? Tự trọng là phẩm chất cao quí và cần thiết cho tất cả mọi người. Lòng tự trọng có ý nghĩa như thế nào? 4.Chúng ta phải rèn luyện lòng tự trọng như thế nào ? GV: Nhận xét và kết thúc nội dung bài Thảo luận và trả lời. - Biểu hiện của tự trọng: Không quay cóp, giữ đúng lời hứa, dũng cảm nhận lỗi, cư xử đàng hoàng, nói năng lịch sự, kính trọng thầy cô, bảo vệ danh dự cá nhân, tập thể... - Biểu hiện không tự trọng: Sai hẹn, sống buông thả, không biết xấu hổ, bắt nạt người khác, nịnh bợ, luồn cúi, không trung thực, dối trá... Học sinh suy nghĩ Trả lời -Vì An có lòng tự trọng, biết coi trọng phẩm cách của mình. - An đáng để mọi người học tập. HS trả lời HS trả lời II: Nội dung bài học 1. Khái niệm: Tự trọng là biết coi trọng và giữ gìn phẩm cách, biết điều chỉnh hành vi cá nhân của mình cho phù hợp chuẩn mực xã hội. 2. Biểu hiện: Cư xử đàng hoàng đúng mực, biết giữ lời hứa và luôn luôn làm tròn nhiệm vụ. 3. ý nghĩa: Là phẩm chất đạo đức cao quý, giúp con người có nghị lực nâng cao phẩm giá, uy tín cá nhân và được mọi người tôn trọng quý mến. 4. Cách rèn luyện lòng tự trọng: - Phải chú ý giữ gìn danh dự của mình - Phải luôn trung thực với mọi người và với bản thân mình. * GV tổng kết toàn bài: Tự trọng là một đức tính tốt đẹp. Người tự trọng có ý thức cao về phẩm giá của mình, luôn luôn hoàn thành tốt trách nhiệm và nghĩa vụ, không bị chê trách. Không chấp nhận sự xúc phạm, sỉ nhục hoặc sự thương hại của người khác. Người có lòng tự trọng luôn luôn có ý thức bảo vệ danh dự của mình. Là HS chúng ta phải hoàn thành tốt bổn phận của mình với gia đình, nhà trường và xã hội, phải giữ đúng lời hứa, đúng hẹn, sống trung thực, không a dua với bạn bè xấu. Tránh xa những thói xấu như khúm núm, sợ sệt, nịnh hót, đưa chuyện, nói xấu người khác, …Có như vậy chúng ta mới là con ngoan, trò giỏi. HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10') Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - GV hướng dẫn HS làm BT a,b (12) - GV nhận xét Bài tập nhanh:Trong những câu tục ngữ dưới đây, câu nào nói lên đức tính tự trọng? 1. Giấy rách phải giữ lấy nề. 2. Đói cho sạch, rách cho thơm. 3. Học thầy không tày học bạn. 4. Chết vinh còn hơn sống nhục. 5. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn 6. Áo rách cốt cách người thương. 7. Ăn có mời làm có khiến. - HS trình bày bài làm Học sinh suy nghĩ Trả lời Bài tập Đáp án 1, 2 Bài tập nhanh: Đáp án đúng: Câu 1,2,4,6,7 HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’) Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy sáng tạo - HS sưu tầm về tự trọng. - Em đã làm gì để rèn luyện tính tự trọng?. 4. Hướng dẫn về nhà: - Về học bài cũ, rèn luyện đức tính tự trọng - Về làm các bài tập trong SBT. - Chuẩn bị bài 4. Đạo đức và kỉ luật. * Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ ................................................................................................................................