soạn văn 7 VNEN bài 3: Những câu hát nghĩa tình trang 17. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
- Hãy đọc một số bài ca dao về tình cảm gia đình hoặc tình yêu quê hương, đất nước mà em biết
- Nêu một vài ví dụ về nôi dung và hình thức các câu, bài ca dao em vừa đọc
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc các văn bản
2. Tìm hiểu văn bản
2.1. Lựa chọn một bài trong chùm ca dao và trả lời các câu hỏi:
a) Bài ca dao là lời của ai nói với ai? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó?
b) Tình cảm , cảm xúc nổi bật đc thể hiện qua bài ca dao là gì?
c) Để thể hiện những nội dung và cảm xúc ấy, tác giả dân gian đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nao? Hãy chỉ ra tác dụng của chúng.
2.2. Từ việc tìm hiểu các bài ca dao, em đã có những hiểu biết ban đầu nào về ca dao, dân ca?
3. Tìm hiểu về từ láy
a) Dựa vào những hiểu biết về từ láy đã học, hãy tìm những từ láy trong các câu văn sau và cho biết: Các từ láy giống và khác nhau thế nào về đặc điểm âm thanh giữa các tiếng?
Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên gạch hè.
Tôi mếu máo trả lời và đứng im như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe.
b) Hãy phân loại các từ láy vừa tìm được.
c) Nghĩa của từ láy tạo thường được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Hãy cho biết các từ láy trong mỗi nhóm sau có đặc điểm gì về âm thanh và về nghĩa;
- Lí nhí, li ti, ti hí
- Nhấp nhô, phập phồng, bập bênh
- Oa oa, tích tắc, gâu gâu
d) So sánh nghĩa của các từ láy mềm mại, đo đỏ với nghĩa của các tiếng gốc làm cơ sở cho chúng: mềm, đỏ
4. Tìm hiểu về quá trình tạo lập văn bản
a) Những câu hỏi sau nói đến yêu cầu gì cần xác định trước tiên ( về nội dung, hình thức, mục đích, đối tượng) khi tạo lập một văn bản?
Viết cho ai?
Viết để làm gì?
Viết về cái gì?
Viết như thế nào?
b) Sau khi xác định được những yêu cầu trên, việc tiếp theo là gì? ( sắp xếp các ý dưới đây theo trình tự hợp lí)
Sắp xếp ý
Tìm ý
Viết chính thức
Viết nháp (một số câu ,đoạn)
Sửa chữa
c) Bài văn đã tạo lập cần đáp ứng những yêu cầu nào sau đây?
Đúng ngữ pháp
Dùng từ chính xác
Có tính liên kết
Ngôn từ trong sáng
Bám sát bố cục
Có mạch lạc
d) Có cần phải kiểm tra lại bài văn sau khi đã hoàn thành không?
Có
Không
C. Hoạt đông luyện tập
1. Luyện tập đọc hiểu
a) Qua các bài ca dao vừa học, em có nhận xét gì về đời sống tâm hồn, tình cảm của người lao động xưa?
b) Hãy nêu nhận xét của em về thể thơ của các bài ca dao đó
2. Luyện tập về từ láy
a) Điền các tiếng láy vào trước hoặc sau các tiếng gốc để tạo từ láy:
………ló
nhức……
……..nhỏ
Vội……..
……..thấp
Xinh……..
……..chếch
Thích…….
b) Chọn từ đúng:
- Bà mẹ nhẹ nhõm/ nhẹ nhàng khuyên bảo con.
- Mọi người đều căm phẫn hành động xấu xí/ xấu xa của tên phản bội.
- Chiếc lọ rơi xuống đất, vỡ tan tác/ tan tành.
c) Hãy đặt câu với những từ không được chọn trong các câu trên.
d) Sắp xếp lại bảng các từ láy, từ ghép dưới đây cho đúng
3. Luyện tập về các bước tạo lập văn bản
Giả sử em muốn viết thư cho 1 người bạn nước ngoài để giới thiệu về vẻ đẹp quê hương em, em sẽ phải thực hiện những gì ?
D. Hoạt động vận dụng
Đề 1: Kể cho bố mẹ nghe một chuyện lí thú (hoặc cảm động, hoặc buồn cười,....) mà em đã gặp ở trường. Tham khảo bài làm tại đây
Đề 2: Miêu tả một cảnh đẹp mà em đã gặp. Thảo khảo bài làm tại đây
Đề 3: Miêu tả chân dung một người bạn của em. Tham khảo bài làm tại đây
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Sưu tầm thêm một số bài ca dao có chủ đề về “tình cảm gia đình” hoặc “tình yêu quê hương, đất nước, con người”
2. Ghi lại những từ láy được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày của em và những người xung quanh. Tìm sắc thái ý nghĩa của những từ láy đó so với tiếng gốc của chúng.