Soạn văn 7 VNEN bài 1: Cổng trường mở ra trang 3Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức.
B. Bài tập và hướng dẫn giải
A. Hoạt động khởi động
Văn bản sau đây có nhan đề là “Cổng trường mở ra”. Đã trải qua quãng thời gian được học tập dưới mái trường, theo em cổng trường mở ra cho em những điều gì diệu gì?
B. Hoạt động hình thành kiến thức
1. Đọc văn bản Cổng trường mở ra
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Trao đổi trong nhóm để trả lời các câu hỏi:
(1) Trong đêm trước ngày khai trường của con, tâm trạng của người mẹ và đứa con khác nhau như thế nào?
(2) Những chi tiết nào biểu hiện tâm trạng của người mẹ?
b. Em hiểu thế nào về hình ảnh “thế giới kì diệu” trong câu nói của người mẹ “Đi đi con, hãy can đảm lên, thế giới này là của con, bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra”?
c. Từ văn bản trên, em thấy vai trò của nhà trường với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
d. Nêu suy nghĩ của bản thân khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của gia đình và được sự học tập, vui chơi dưới mái trường.
3. Tìm hiểu về các loại từ ghép và nghĩa của từ ghép
a. Từ ghép chính phụ
Đọc câu văn sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới:
“Mẹ còn nhớ sự nôn nao, hồi hộp khi cùng bà ngoại đi tới gần ngôi trường và nỗi chơi vơi, hốt hoảng khi cổng trường đóng lại…”
(1) Lựa chọn những nhận xét đúng về tiếng bà ở từ bà ngoại trong câu văn trên.
- Tiếng “bà” có nghĩa khái quát hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
- Tiếng “bà” có nghĩa cụ thể hơn nghĩa của từ “bà ngoại”
- Tiếng “bà” là tiếng chính
- Tiếng “bà” là tiếng phụ
(2) Tìm thêm một số từ ghép chính phụ có tiếng “bà” đứng trước.
(3) Trong những từ ghép chính phụ vừa tìm được, các tiếng đứng sau tiếng “bà” có vai trò gì? Có thể đổi vị trí cho các tiếng đứng sau lên trước mà vẫn giữ nguyên ý nghĩa của từ được không?
(4) Hình thành kiến thức về từ ghép chính phụ qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép chính phụ:
- Có tính chất……………., nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính.
- Tiếng……… đứng trước tiếng……………, tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
b. Từ ghép đẳng lập
(1) Liệt kê tiếng gọi tên các đồ vật hoặc dụng cụ học tập trong lớp em, sau đó tạo thành các tiếng ghép phù hợp về nghĩa
(2) Những từ ghép em vừa tìm được có phân thành tiếng chính và tiếng phụ không? Vì sao?
(3) So sánh về nghĩa của từ ghép với nghĩa của mỗi tiếng trong từ ghép đó.
(4) Hình thành những kiến thức về từ ghép đẳng lập qua việc bổ sung những chỗ trống trong bảng sau:
Từ ghép đẳng lập:
- Có các tiếng…………………….. về mặt ngữ pháp
- Có tính chất……………………, nghĩa của từ ghép đẳng lập……………. hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó.
c. Điền thêm các tiếng vào chỗ trống trong bảng sau đây để tạo thành từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập
Từ ghép chính phụ | Từ ghép đẳng lập |
Làm……… | Núi... |
Ăn………. | Ham... |
Trắng…… | Xinh... |
Vui…….. | Học... |
Mưa... | Cây... |
Nhà... |
4. Liên kết trong văn bản
a. Đọc các câu văn dưới đây và cho biết mối quan hệ về nội dung giữa chúng
Tôi nhớ đến mẹ tôi “lúc người còn sống, tôi lên mười”. Mẹ tôi âu yếm dắt tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Sáng nay, lúc cô giáo đến thăm, tôi nói với mẹ có nhỡ thốt ra một lời thiếu lễ độ. Còn chiều nay, mẹ tôi cho tôi đi dạo chơi với anh con trai lớn của bác gác cổng.
b. Đọc các văn bản sau và chỉ ra sự chưa thống nhất của chúng. Hãy sửa lại để đoạn văn đảm bảo tính thống nhất.
Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là ko ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.
c. Từ những ví dụ trên, hãy cho biết: Một văn bản đc liên kết phải đảm bảo những điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để đảm bảo điều kiện gì? Cần sử dụng phương tiện nào để đảm bảo điều kiện đó?
C. Hoạt động luyện tập
1. Đọc hai đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở dưới:
(1) En-ri-cô yêu dấu của bố ! Việc học quả là khó nhọc đối với con. Như mẹ đã nói, con vẫn chưa đến trường với thái độ hăm hở và vẻ mặt tươi cười. Nhưng con thử nghĩ xem, một ngày sẽ trống trải biết bao nếu con không đến trường…. Sách vở là vũ khí của con, lớp học là đơn vị của con, trận địa là cả hoàn cầu và chiến thắng là nền văn minh nhân loại ...
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
(2) Bố nhớ, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mính trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con!.....… Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con!
(Theo Ét-môn-đô đơ A-mi-xi, Những tấm lòng cao cả)
a. Xác định nội dung chính và đặt nhan đề cho mỗi đoạn văn trên.
b. Nội dung hai đoạn văn trên có gì giống với văn bản Cổng trường mở ra của Lý Lan ?
c. Em hãy viết một đến hai câu vào đầu hoặc cuối mỗi đoạn văn để khái quát lại nội dung của đoạn.
2. Luyện tập về từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ
a. Tìm từ ghép trong đoạn văn sau và xếp chúng vào bảng phân loại
Mưa phùn đem mùa xuân đến,mưa phùn khiến những chân mạ gieo muộn nảy xanh lá mạ. Dây khoai, cây cà chua rườm rà xanh rợ các trảng ruộng cao. mầm cây sấu, cây nhội, cây bàng hai bên đường nảy lộc, mỗi hôm trông thấy mỗi khác.
... Những cây bằng lăng mùa hạ ốm yếu lại nhú lộc. Vầng lộc non nảy ra. mưa bụi ấm áp.
b. Nối các tiếng sau thành từ ghép chính phụ hợp nghĩa: xanh, mùa, lồng, nhãn, gặt, ngắt
c. Viết 1 đoạn văn (khoảng 4 câu) có sử dụng từ ghép đẳng lập, từ ghép chính phụ kể về tâm trạng của em trong ngày khai trường đầu tiên. Liệt kê theo từng loại những từ ghép đã sử dụng.
3. Luyện tập về liên kết trong văn bản
a. Hãy sắp xếp các câu văn sau theo thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn hoàn chỉnh:
(1) Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử?
(2) Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kĩ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt.
(3) Dưới gốc tre , tua tủa những mầm măng.
b. "Đêm nay mẹ không ngủ được. ngày mai là ngày khai trường lớp một của con". Có người nhận xét: Sự liên kết giữa hai câu trên hình như không chặt chẽ, vậy mà chúng vẫn được đặt cạnh nhau trong văn bản Cổng trường mở ra. Em hãy giải thích tại sao.
D. Hoạt động vận dụng
1. Viết một đoạn văn ngắn (từ 3-5 câu) đảm bảo tính liên kết với chủ đề “Mẹ tôi”.
2. Em hãy cho biết “mẹ tôi” có phải là một từ ghép chính phụ không? Giải thích câu trả lời của em
E. Hoạt động tìm tòi mở rộng
1. Tìm đọc và chép lại một bài thơ/ đoạn thơ hoặc một đoặn văn hay viết về ngày khai trường.
2. Cùng trao đổi với bạn bè về cái hay của bài thơ/ đoạn thơ/ đoạn văn đó.