Soạn bài 26: Sống chết mặc bay- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 60. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động

Các câu ca dao sau cho em am hiểu gì về sự phân biệt giai cấp trong xã hội phong kiến Việt Nam xưa ?

- Ếch kêu dưới vũng tre ngâm

Êch kêu mặc ếch,tre dầm mặc tre. 

- Con ơi nhớ lấy câu này 

Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan. 

- Vạn Niên là Vạn Niên nào ? 

Thành xây xương lính,hào đào mấy dân.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

1. Đọc văn bản sau : Sống chết mặc bay

2. Tìm hiểu văn bản

a) Văn bản Sống chết mặc bay có thể được chia làm mấy đoạn ? Nội dung chính của mỗi đoạn là gì ?

b) Phép tương phản (cũng gọi là đối lập) trong nghệ thuật là việc tạo ra những cảnh tượng, hành động, tính cách trái ngược nhau để làm nổi bật một ý tưởng hoặc tư tưởng của tác giả.

Dựa vào định nghĩa trên ,em hãy tìm những chi tiết trong tác phảm để hoàn thành bảng sau:

Dân

<- Tương phản->

Quan

…………….

Cảnh hộ đê

…………..

………………

Cảnh đê vỡ

………….

Nhận xét về dụng ý của tác giả khi xây dựng cảnh tương phán :

…………………………………

c. Trong nghệ thuật văn chương còn có phép tăng cấp (lần lượt đưa thêm chi tiết và chi tiết sau phải cao hơn về mức độ (hoặc tính chất ,…) so với chi tiết trước),qua đó làm rõ thêm bản chất của sự việc ,hiện tượng được nói tới. Trong Sống chết mặc bay tác giả đã sử dụng phép tăng cấp để bộc lộ rõ nét bối cảnh và tính cách của nhân vật. 

Em hãy phân tích ,chứng minh ý kiến trên bằng hoàn thành bảng sau :

Đối tượng miêu tả

Tăng cấp

Nhận xét

Cảnh thiên nhiên và nguy cơ đê vỡ

…………………………….

…………………………….

Sự vất vả căng thẳng của nhân dân hộ đê

…………………………….

…………………………….

Mức độ ham mê cờ bạc của quan phủ

…………………………….

…………………………….

d) Nhận xét về tác dụng của sự kết hợp hai phép tương phản và  tăng cấp trong việc vạch trần bản chất ‘’ lòng lang dạ thú ‘’ của tên quan phủ trước sinh mạng của người dân.

e. Nhận xét về giá trị hiện thực và nhân đạo của truyện Sống chết mặc bay.

C. Hoạt động luyện tập

1. Xác định những hình thức ngôn ngữ đã được sử dụng trong truyện Sống chết mặc bay và nêu tác dụng của chúng.

Hình thức ngôn ngữ

Không

Tác dụng

Ngôn ngữ tự sự

 

 

 

Ngôn ngữ miêu tả

 

 

 

Ngôn ngữ biểu cảm

 

 

 

Ngôn ngữ người kể chuyện

 

 

 

Ngôn ngữ nhân vật

 

 

 

Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

 

 

 

Ngôn ngữ đối thoại

 

 

 

2. Qua ngôn ngữ đối thoại của quan phủ, em thấy tính cách của nhân vật này như thế nào? Hãy nêu nhận xét về mối quan hệ giữa ngôn ngữ và tính cách nhân vật

D. Hoạt động vận dụng

Chọn một trong các đề bài sau và viết thành bài văn lập luận giải thích:

Đề 1: 

Mùa xuân là tết trồng cây

Làm cho đất nước ngày càng thêm xuân

Bác Hồ muốn khuyên chúng ta điều gì từ hai dòng thơ này? Vì sao việc trồng cây trong mùa xuân của đất trời lại có thể góp phần làm nên mùa xuân của đất nước.

Đề 2: 

Nhiễu điều phủ lấy giá gương

Người trong một nước phải thương nhau cùng,

Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì

Đề 3: Hãy giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Thất bại là mẹ thành công.

Đề 4: Dân gian ta có câu:" Lời nói gói vàng" , đồng thời lại có câu: Lời nói chẳng mất tiền mua- Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Qua hai câu trên, em hãy cho biết nhân dân ta quan niệm  như thế nào về giá trị, ý nghĩa của lời nói trong cuộc sống.

Đề 5: Em hãy giải thích nội dung của Lê-nin: Học, học nữa, học mãi.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng

1. Sưu tầm một văn bản lập luận giải thích và tìm hiểu về cách triển khai vấn đề được đặt ra trong văn bản