Soạn bài 27: Ca Huế trên sông Hương- Sách hướng dẫn học Ngữ Văn 7 tập 2 trang 72. Sách này nằm trong bộ VNEN của chương trình mới. Dưới đây sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách soạn chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức..

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. Hoạt động khởi động.

Quan sát các hình ảnh về ca Huế trên sông Hương dưới đây và nêu những cảm nhận của em về hoạt động văn hóa này.

B. Hoạt động hình thành kiến thức.

1. Đọc văn bản sau: CA HUẾ TRÊN SÔNG HƯƠNG.

2. Tìm hiểu văn bản

a) Văn bản trên được viết theo thể loại gì ? kể tên một vài văn bản viết theo thể loại này mà em biết.

b) Điền vào bảng dưới đây tên các làn điệu ca Huế, nhạc cụ và ngón đàn được nhắc tới trong văn bản:

Làn điệu ca Huế

Nhạc cụ

Ngón đàn

 

 

 

 

c) Nối tên từng làn điệu ca Huế ở cột trái với các đặc điểm nổi bật của nó ở cột phải cho phù hợp.

a.Chèo cạn, bài thai, hò đưa linh

(1)Náo nức, nồng hậu, tình người

b.Hò giã gạo, ru em, giã vôi, giã điệp, bài chòi, bài tiệm, nàng vung

(2).Buồn bã

c.Hò lơ, hò ô, xay lúa, hò nện

(3)Gần gũi với dân ca Nghệ Tĩnh

d.Nam ai, nam bình, quả phụ, nam xuân, tương tư khúc, hành vân

(4)Buồn man mác thương cảm bi ai vương vấn

e. Tứ đại cảnh

(5) Không vui không buồn

 

(6) Réo rắt, du dương

d) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của cảnh ca Huế trong đêm trăng thơ mộng trên sông Hương.

e) Ca Huế được hình thành từ đâu ?

f) Qua văn bản em hiểu thêm gì về xứ Huế ?

3. Tìm hiểu về phép liệt kê

a) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.

Bên cạnh ngài,mé tay trái,bát yến hấp đường phèn,để trong khay khảm,khói bay nghi ngút;tráp đồi mồi chữ nhật để mở,trong ngăn bạc đầy những trầu vàng,cau đậu,rễ tía,hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng,nào dao chuôi gà, nào ống voi chạm,ngoái tai,ví thuốc,quản bút,tăm bong trông mà thích mắt. Ngoài kia,tuy mua gió ầm ầm,dan phu rối rít,nhưng trong này xem chừng tĩnh mịch,nghiêm trang lắm

1) Cấu tạo và ý nghĩa các bộ phận in đậm trong đoạn trích trên có gì giống nhau ?

2) Việc tác giả nêu ra hàng loạt sự việc, sự vật, hiện tượng tương tự bằng những kết cấu tương tự như trên có tác dụng gì ?

3) Nếu nói rằng đoạn trích trên có sử dụng phép liệt kê thì theo em, thế nào là pháp liệt kê?

b. Điền các từ ngữ (từ, cụm từ, nối tiếp) vào chố trống để hoàn thành khái niệm về phép liệt kê:

Liệt kê là sự sắp sếp......hàng loạt............hay............cùng loại để diễn ra tả được đầy đủ hơn ,sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế hay của tư tưởng tình cảm

c. Xét về mặt cấu tạo, các phép liệt kê dưới đây có gì khác nhau?

(1) Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy.

(2) Ở một nước nông nghiệp như Việt Nam phải lao động bằng cổ, bằngvai, bằng đỉnh đầu, bằng mông, bằng gối, bằng cả gan bàn chân, gót chân,...

d. Đảo thứ tự các bộ phận trong những phép liệt kê sau và cho biết, xét về ý nghĩa, các phép liệt kê ấy có gì khác nhau:

(1)

Một canh.. hai canh... lại ba canh

Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành

(2)

Những cảnh sửa sang,tầm thường,giả dối

Hoa chăm,cỏ sén ,lối phẳng ,cây trồng

e. Dưới đây là bảng ghi lại các kiểu liệt kê. Hãy điền các câu có chứa phép liệt kê ở mục c và d vào vị trí thích hợp trong bảng.

Các kiểu liệt kê theo cấu tạo

Các kiểu liệt kê xét theo ý nghĩa

Liệt kê theo từng cặp

Liệt kê không theo từng cặp

Liệt kê tăng tiến

Liệt kê không tăng tiến

 

 

 

 

4. Tìm hiểu chung về văn bản hành chính.

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:

a. Khi nào thì người ta viết các văn bản thông báo, đề nghị và báo cáo?

b. Mỗi văn bản viết ra nhằm mục đích gì?

c. Ba văn bản trên có gì giống và khác nhau? Hình thức trình bày của ba văn bản này có gì khác so với các văn bản truyện thơ đã học? 

d. Ba văn bản trên được gọi là văn bản hành chính (hoặc văn bản hành chính-công vụ). Vậy theo em, văn bản hành chính có đặc điểm gì về mục đích, nội dung và hình thức trình bày?

e) Trong văn bản hành chính có những mục nào nhất thiết phải ghi rõ?

C. Hoạt động luyện tập.

1. Qua văn bản Ca Huế trên sông Hương, trình bày cảm nhận của em về cố đô Huế, những làn điệu ca Huế và những con người tài hoa xứ Huế.

3. Tìm thêm một loại văn bản hành chính khác mà em biết.

D. Hoạt động vận dụng

1. Tập hát một làn điệu dân ca ở địa phương mình.

2. Chọn một trong các tình huống sau để viết thành một văn bản hành chính.

a. Em bị mất thẻ học sinh/thẻ thư viện, đề nghị được cấp lại.

b. Ban Giám hiệu nhà trường cần biết rõ kết quả đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 của các khối lớp.

c. Tập thể lớp muốn đề nghị thầy cô giáo chủ nghiệm tổ chức cho đi tham quan danh lam thắng cảnh nổi tiếng của quê hương.

E. Hoạt động tìm tòi mở rộng.

1. Đọc đoạn trích sau để hiểu thêm về ca Huế

2. Đọc bài ca dao nói về tên các phố cổ của Hà Nội và tìm hiểu tác dụng của biện pháp liệt kê sử dụng trong bài.