Giải bài 30: Ôn tập phần Văn; dấu gạch ngang, ôn tập phần tiếng việt, văn bản báo cáo - Sách phát triển năng lực trong môn ngữ văn 7 tập 2 trang 65. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học..
B. Bài tập và hướng dẫn giải
1.Thi đọc thuộc lòng và đọc diễn cảm các bài ca dao/thơ đã được học trong chương trình lớp 7, bao gồm:
- Ca dao, dân ca - Những câu hát về tình cảm gia đình.
- Thơ trung đại (bản dịch): sông núi nước Nam, bài ca Côn Sơn, qua Đèo Ngang, Sau phút chia li.
- Thơ Hồ Chí Minh: Cảnh khuya, Rằm tháng giêng.
- Thơ hiện đại: Tiếng gà trưa.
a. Thi học thuộc lòng.
Đại diện các nhóm lên bắt thăm bài thơ/ ca dao cần đọc thuộc lòng. Thầy/cô giáo gọi lần lượt hai đại diện nhóm lên đọc thuộc lòng. Nếu đọc thuộc trôi trảy thì nhóm được 10 điểm; nếu đọc chưa chính xác, được đội hỗ trợ để đọc đúng thì được 5 điểm; nếu không thuộc và nhóm không hỗ trợ được thì không được điểm.
b. Thi đọc diễn cảm
Mỗi nhóm chọn 1 bài thơ và cử đại diện bạn đọc diễn cảm bài thơ đó. Điểm được chấm dựa trên các tiêu chí:
- Đọc thuộc, trôi trảy: 5 điểm
- Phát âm chuẩn, rõ ràng: 2 điểm
- Thể hiện được cảm xúc phù hợp qua ngữ điệu lên xuống, nhấn giọng: 2 điểm
- Kết hợp được ngôn ngữ với nét mặt, điệu bộ: 1 điểm
2. Ghép đôi cột A với nội dung phù hợp ở cột B để tạo thành các định nghĩa phù hợp:
3. Làm việc theo nhóm sử dụng giấy A0, bút màu, ... để lập sơ đồ thể hiện hệ thống các văn bản đã học trong chương trình ngữ văn 7 với 8 nhánh thể loại như sau để trưng bày trước lớp:
4. Dựa vào sơ đồ đã hoàn thành ở hoạt động 3, hãy cùng bạn ôn lại nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
5. Thực hiện các yêu cầu dưới đây:
a. Nhắc lại ba công dụng của dấu gạch ngang:
b. Đặt ba câu có nội dung liên quan tới một trong các văn bản đã học trong chương trình, có sử dụng dấu gạch ngang.
6. Hãy lấy ví dụ minh họa để hoàn thành sơ đồ hệ thống các câu đơn đã học:
7. Hoàn thành bảng thống kê sau để làm rõ công dụng của các dấu câu.
8. Viết văn bản báo cáo về quá trình ôn tập phần Văn của em thực hiện ở nhà.
9. Viết văn bản báo cáo về kết quả cuộc thi đọc thuộc lòng và diễn cảm các văn bản thơ/ ca dao lớp em đã tổ chức.
10. Đánh dấu X vào các cột thích hợp để xác định các loại câu cho câu gạch dưới
11. Đọc đoạn văn và thực hiện yêu cầu phía dưới:
" Cơn gió màu hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về như một món quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy mùi thơm mát của bông lúa non hay không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa càng ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý sạch của trời".
(Trích Một thứ quà của lúa non: Cốm, Thạch Lam)
a. Gạch dưới những thành phần trạng ngữ có trong câu.
b. Theo em, hiệu quả thông tin và hiệu quả thẩm mĩ của các câu có chứa thành phần trạng ngữ trong đoạn văn trên, nếu bỏ đi thành phần trạng ngữ thì có thay đổi gì so với câu gốc không?
12. Em hãy chỉ ra hiệu quả của phép điệp ngữ trong bài ca dao sau:
Trong đầm gì đẹp bằng sen
Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng
Nhị vàng bông trắng lá xanh
Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
13. Em hãy chỉ ra hiệu quả của phép liệt kê trong đoạn văn sau:
" Bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, dân tộc, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc,... Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp để cứu nước."
(Trích Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, Chủ tích Hồ Chí Minh)
14. Theo em câu đặc biệt, câu rút gọn, câu tạo thành nhờ thành phần trạng ngữ tách ra thành câu riêng có mối quan hệ gì với nhau không?
15. Tìm thêm một số văn bản ngoài SGK Ngữ văn 7 để bỏ sung vào sơ đồ đã lập ở hoạt động 3.
16. Nội dung chuẩn bị bài 31: Sưu tầm một số văn bản đề nghị và báo cáo trên Internet.