Dựa vào sơ đồ đã hoàn thành ở hoạt động 3, hãy cùng bạn ôn lại nội dung và nghệ thuật của từng văn bản.
1. Văn bản Cổng trường mở ra:
- Giá trị nội dung: Bằng những lời tâm sự, vừa như nói với con, vừa như đang đối thoại với chính mình, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan là những dòng tâm sự chân thành, sâu sắc và đầy tha thiết của người mẹ nhằm bộc lộ tình yêu thương sâu nặng với con, đồng thời cũng thể hiện được vai trò to lớn của nhà trường với trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ.
- Giá trị nghệ thuật: Không có cốt truyện, một chuỗi cảm xúc được biểu hiện qua lời tâm sự của người mẹ. Ngôn ngữ giàu sức biểu cảm, giọng văn tâm tình, thủ thỉ, nhẹ nhàng,…
2. Văn bản Mẹ tôi:
- Nội dung: Bằng những lời tâm sự, vừa như nói với con, vừa như đang đối thoại với chính mình, “Cổng trường mở ra” của Lí Lan là những dòng tâm sự chân thành, sâu sắc và đầy tha thiết của người mẹ nhằm bộc lộ tình yêu thương sâu nặng với con, đồng thời cũng thể hiện được vai trò to lớn của nhà trường với trách nhiệm giáo dục thế hệ trẻ.
- Nghệ thuật: Sáng tạo nên tình huống xảy ra câu chuyện: En-ri-cô mắc lỗi với mẹ. Lồng trong câu chuyện một bức thư có nhiều chi tiết khắc họa tận tụy, giàu đức hi sinh, hết lòng vì con. Phương thức biểu cảm trực tiếp, có ý nghĩa giáo dục, thể hiện thái độ nghiêm khắc của người cha đối với con.
3. Văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê:
- Nội dung: Ca ngợi tình cảm anh em thắm thiết trong sáng. Phê phán những cặp cha mẹ vô trách nhiệm với con cái, đẩy con cái mình vào những hoàn cảnh bế tắc, éo le. Qua đó khuyên nhủ mọi người phải biết giữ gìn, bảo vệ tổ ấm gia đình.
- Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ trong nhan đề. Lựa chọn ngôi kể thích hợp. Xây dựng nhân vật tài tình, thành công. Nghệ thuật đối lập nội tâm với ngoại cảnh. Lời kể chân thành, giản dị, truyền cảm.
4. Văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình
- Nội dung:Thông qua những lời ru của mẹ, lời của cha mẹ, ông bà nói với con cháu, lời của con cháu nói về cha mẹ, ông bàa ngợi tình cảm gia đình, răn dạy mỗi người phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn của cha mẹ, bày tỏ tâm tình, nhắc nhở về công ơn sinh thành, về tình mẫu tử, tình cảm anh em ruột thịt. Giáo dục con người về lòng biết ơn và tình cảm yêu thương trong gia đình
- Nghệ thuật: Từ ngữ, hình ảnh quen thuộc, có tính biểu cảm cao. Nghệ thuật tu từ so sánh so sánh giữa cái vô hình (tình cảm con người) với những cái hữu hình, lớn lao (núi, biển, trời…). Âm điệu nhịp nhàng như lời tâm tình nhắn nhủ. Sử dụng thế thơ truyền thống của vãn học dân tộc.
5. Văn bản: Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước
- Nội dung: “Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người” thường gợi đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước từ đó càng thêm tự hào và thêm yêu quê hương, đất nước, con người đất Việt.
- Nghệ thuật: Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể. Hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao. Nghệ thuật so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng,... Liệt kê ra các địa danh gần gũi, nổi tiếng,...
6. Văn bản: Những câu hát than thân
- Nội dung: Thể hiện sự thương xót trước số phận tội nghiệp, khốn khổ, bấp bênh đến bất lực của những người lao động, nỗi đắng cay của người phụ nữ. và sự phản kháng, tố cáo xã hội phong kiến ngày xưa.
- Nghệ thuật: Thể thơ lục bát với âm điệu buồn, chua xót. Sử dụng mô típ quen thuộc (thân em); thành ngữ (gió dập sóng dồi). Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, phóng đại, điệp từ.
7. Văn bản: Những câu hát châm biếm
- Nội dung:“Những câu hát châm biếm” thể hiện nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư, tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội.
- Nghệ thuật: hể thơ lục bát. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng. Biện pháp nghệ thuật nói ngược, phóng đại.
8. Văn bản: Sông núi nước Nam
- Nội dung: Được xem như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc, được coi như bài thơ thần vì đó là sự khẳng định vững chắc quyền tồn tại độc lập và bình đẳng của non sông nam quốc. Đó cũng là quyết tâm sắt đá của vua tôi Đại Việt nhất định sẽ đập tan mọi âm mưu và hành động liều lĩnh, ngông cuồng của bất cứ bọn xâm lược nào dù chúng mạnh và nham hiểm đến đâu.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn. Giọng thơ đanh thép, hùng hồn, dõng dạc. Sử dụng những dẫn chứng lịch sử hùng hồn cho chiến thắng vẻ vang của dân tộc. Dồn nén xúc cảm trong hình thức thiên về nghị luận, trình bày ý kiến.
9. Văn bản: Phò giá về kinh
- Nội dung: Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần
- Nghệ thuật: Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt cô đọng, hàm súc. Giọng điệu sảng khoái, hân hoan, tự hào. Hình thức diến đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng
10. Văn bản: Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra
- Nội dung:Cảnh tượng buổi chiều ở phủ Thiên Trường là cảnh tượng vùng quê trầm lặng mà không đìu hiu. Ở đây vẫn ánh lên sự sống của con người trong sự hòa hợp với cảnh vật thiên nhiên một cách nên thơ. Qua đó giúp chúng ta thấy rằng, tác giả tuy có địa vị tối cao nhưng tâm hồn vẫn gắn bó máu thịt với quê hương dân dã.
- Nghệ thuật:Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Kết hợp điệp ngữ và tiểu đối sáng tạo. Nhịp thơ êm ái hài hòa. Sử dụng ngôn ngữ miêu tả đậm chất hội họa.
11. Văn bản: Bài ca Côn Sơn
- Nội dung: Với hình ảnh nhân vật “ta” giữa cảnh tượng Côn Sơn nên thơ, hấp dẫn, đoạn thơ cho thấy sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao, tâm hồn thi sĩ của chính Nguyễn Trãi.
- Nghệ thuật: Đan xen các câu thơ tả cảnh và tả người. Lời thơ trong sáng, giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái. sử dụng các biện pháp nghệ thuật: So sánh, điệp ngữ. Bản dịch thơ sử dụng thể thơ lục bát, tạo ra vần điệu nhịp nhàng, sinh động.
12. Văn bản: Sau phút chia li
- Nội dung: Đoạn trích cho thấy nỗi sầu chia ly của người chinh phụ sau lúc tiễn đưa chồng ra trận. Qua đó, tố cáo chiến tranh phi nghĩa của chế độ phong kiến đã đẩy lứa đôi hạnh phúc phải chia lìa. Đoạn trích thể hiện lòng cảm thông sâu sắc với khát khao hạnh phúc của người phụ nữ.
- Nghệ thuật:Sử dụng tài tình nghệ thuật điệp, đối ngữ. Ngôn từ điêu luyện. Sử dụng các hình ảnh mang tính ước lệ, tượng trưng
13. Văn bản: Qua Đèo Ngang
- Nội dung: Miêu tả bức tranh thiên nhiê và cuộc sống của con người nơi đèo Ngang: đẹp, hoang sơ nhưng gợi buồn .Bộc lộ tâm trạng: Hoài cổ nhớ nước, thương nhà da diết, nỗi buồn thầm lặng cô đơn của tác giả.
- Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình đặc sắc. Nhân hoá, đảo ngữ,điệp từ, chơi chữ. Miêu tả kết hợp biểu cảm. Lời thơ trang nhã điêu luyện, âm điệu trầm lắng.
14. Văn bản Bánh trôi nước
- Nội dung: Bánh trôi nước là bài thơ có nhiều tầng ý nghĩa, với ý nghĩa tả thực là miêu tả chiếc bánh trôi nước trắng, tròn, chìm nổi. Bài thơ còn là tiếng lòng cảm thông, xót xa cho thân phận lênh đênh, chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ. Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp phẩm chất trong sáng, tình nghĩa, sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Ngôn ngữ thơ bình dị, thành ngữ, mô-típ dân gian. Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa
15. Văn bản: Bạn đến chơi nhà
- Nội dung: ca ngợi tình bạn chân thành thắm thiết, đậm đà, mộc mạc và tràn đầy niềm vui dân dã của tác giả
- Nghệ thuật: Tạo tình huống bất ngờ, thú vị. Giọng thơ chất phác, hồn nhiên, ẩn sau câu chữ là ánh mắt lấp lánh cùng nụ cười hồn hậu, ấm áp, chân tình của nhà thơ. Sự kết hợp nhuần nhuyễn, tinh tế giữa ngôn ngữ đời thường và ngôn ngữ bác học
16. Văn bản Xa ngắm thác núi Lư
- Nội dung: khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên qua đôi mắt của nhà thơ Lí Bạch: đẹp, nên thơ nhưng không kém phần kì vĩ, lớn lao. Qua bài thơ, phần nào ta đã thấy được sự táo bạo, dứt khoát trong cách miêu tả tình yêu với thiên nhiên mà nhà thơ đã xây dựng, nó tương đồng với phong cách thơ mà Lí Bạch xây dựng để thuyết phục độc giả bằng tài năng thi phú của mình.
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Hình ảnh thơ tráng lệ, huyền ảo. Dùng nhiều động từ mạnh, táo bạo, gợi hình, gợi cảm. Nghệ thuật so sáng và phóng đại. Tả cảnh ngụ tình
17. Văn bản: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh
- Nội dung: Lí Bạch đã bộc lộ nỗi nhớ quê hương da diết. Tình cảm chân thực và sâu đậm ấy thực sự đã gây xúc động cho người đọc, truyền đến chúng ta nỗi thổn thức, bâng khuâng khó tả. Tình cảm quê hương ngày nay mặc dù đã mang những nét mới của thời đại song những bài thơ trữ tình xuất sắc về quê hương của các nhà thơ trong quá khứ vẫn tạo được sự cộng hưởng sâu xa, vẫn có tác dụng thiết thực trong việc bồi dưỡng, xây dựng nhân cách con người.
- Nghệ thuật: Ngôn ngữ bình dị, gần gũi, mộc mạc và giàu chất biểu cảm. Bài thơ làm theo lối cổ thể, không bị ràng buộc bởi những quy tắc niêm luật chặt chẽ, nhưng vẫn có kết cấu phổ biến của một bài thơ Đường: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau sinh tình. Nghệ thuật đối tài tình làm nổi bật nỗi nhớ quê hương da diết, khắc khoải của tác giả
18. Văn bản Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê
- Nội dung: Bài thơ thể hiện một cách chân thực mà sâu sắc, hóm hỉnh mà ngậm ngùi tình yêu quê hương thắm thiết của một người sống xa quê lâu ngày, trong khoảnh khắc vừa mới đặt chân trở về quê cũ
- Nghệ thuật: Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hóm hỉnh, ngậm ngùi. Sử dụng Phép đối. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự và biểu cảm
19. Văn bản Bài ca nhà tranh bị gió thu phá
- Nội dung: Bài thơ đã thể hiện một cách sinh động nỗi khổ của chính bản thân Đỗ Phủ vì căn nhà bị gió thu phá nát. Điều đáng quý hơn là, vượt lên trên nỗi bất hạnh cá nhân, nhà thơ đã bộc lộ khát vọng cao cả: ước mơ có được ngôi nhà vững chắc ngàn vạn gian để che chở cho tất cả mọi người nghèo trong thiên hạ.
- Nghệ thuật: Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. Thể thơ cổ thể. Sự sắp xếp các chi tiết theo trình tự hợp lí. Bút pháp tả hiện thực.
20. Văn bản Tiếng gà trưa
- Nội dung: "Tiếng gà trưa" là một nốt trầm sâu lắng, da diết của người lính trên bước đường hành quân gian khổ, nhưng tiếng gà ấy còn là tên gọi khác của kỉ niệm, của hồi ức, của tình bà cháu thiêng liêng bất diệt. với cách sử dụng linh hoạt điệp từ, các hình ảnh giản dị mà xúc động, Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước. Xuân Quỳnh đã truyền tải được thật chính xác lòng mình tới độc giả.
- Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ tạo nên cách diễn đạt tình cảm tự nhiên. Hình ảnh thơ bình dị, chân thực. Sử dụng điệp từ
21. Văn bản Sống chết mặc bay
- Nội dung: đã lên án gay gắt tên quan phủ “lòng lang dạ thú” và bày tỏ niềm thương cảm trước cảnh “nghìn sầu muôn thảm” của nhân dân do thiên tai và cũng do thái độ vô trách nhiệm của kẻ cầm quyền gây nên.
- Nghệ thuật: Kết hợp nghệ thuật tương phản và tăng cấp khéo léo. Lời văn cụ thể, sinh động, giàu cảm xúc. Miêu tả nhân vật sắc nét
22. Văn bản Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu
- Nội dung:“Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu” đã khắc họa được hai nhân vật có tính cách đại diện cho hai lực lượng xã hội hoàn toàn đối lập nhau ở nước ta thời Pháp thuộc. Va-ren: gian trá, lố bịch, đại diện cho thực dân Pháp phản động ở Đông Dương. Phan Bội Châu kiên cường, bất khuất, xứng đáng là “bậc anh hùng, vị thiên sứ, đấng xả than vì độc lập”, tiêu biểu cho khí phách dân tộc Việt Nam
- Nghệ thuật: ử dụng triệt để biện pháp tương phản, đối lập nhằm khắc họa hai hình tượng nhân vật đối lập. Lựa chọn các chi tiết miêu tả độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng. Sáng tạo hình thức ngôn ngữ độc thoại. Giọng văn sắc sảo, hóm hỉnh. Giàu khả năng liên tưởng, hư cấu
23. Văn bản Ca Huế trên sông Hương
- Nội dung: Cố đô Huế nổi tiếng không phải chỉ có các danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử mà còn nổi tiếng bởi các làn điệu dân ca và âm nhạc cung đình. Ca Huế là một hình thức sinh hoạt văn hóa – âm nhạc thanh lịch và tao nhã, một sản phẩm tinh thần đáng trân trọng, cần được bảo tồn và phát triển
- Nghệ thuật:Thủ pháp liệt kê kết hợp với giải thích, bình luận. Miêu tả đặc sắc, gợi hình, gợi cảm, chân thực
24. Văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
- Nội dung: bài văn đã làm sáng tỏ một chân lí: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta”
- Nghệ thuật: Bố cục chặt chẽ, luận điểm ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc. Dẫn chứng được chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục. Cách diễn đạt trong sáng, nhiều hình ảnh so sánh độc đáo
25. Văn bản Sự giàu đẹp của tiếng Việt
- Nội dung: đã chứng minh sự giàu có và đẹp đẽ của tiếng Việt trên nhiều phương diện: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. Tiếng Việt, với những phẩm chất bền vững và giàu khả năng sáng tạo trong quá trình phát triển lâu dài của nó, là một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc
- Nghệ thuật: Kết hợp khéo léo giữa lập luận giải thích và lập luận chứng minh, bình luận. Lập luận chặt chẽ. Dẫn chứng phong phú, bao quát toàn diện. Câu văn mạch lạc, trong sáng, sử dụng nhiều biện pháp mở rộng câu
26. Văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ
- Nội dung: Giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ: giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong lời nói và bài viết. Ở Bác, sự giản dị hào hợp với đời sống tinh thần phong phú, với tu tưởng và tình cảm cao đẹp.
- Nghệ thuật: Luận điểm ngắn gọn, rõ ràng. Hệ thống luận cứ đầy đủ, xác đáng, chặt chẽ. Dẫn chứng cụ thể, phong phú, chính xác, giàu sức thuyết phục. Bình luận sâu sắc, chưa đựng tình cảm của người viết
27. Văn bản Ý nghĩa của văn chương
- Nội dung: nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có. Đời sống tinh thần của nhân loại nếu thiếu văn chương thì sẽ rất nghèo nàn.
- Nghệ thuật: Giàu hình ảnh độc đáo. Lối văn nghị luận vừa có lí lẽ vừa có cảm xúc
28. Văn bản Quan Âm Thị Kính
- Nội dung: thể hiện được những phẩm chất tốt đẹp cùng nỗi oan bi thảm, bế tắc của người phụ nữ và những đối lập giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân trong xã hội phong kiến. Không những thế còn vạch trần mặt tối của xã hội phong kiến, một xã hội nam quyền mà ở đó người phụ nữ đáng thương hay những người thuộc tầng lớp thấp của xã hội không hề được tôn trọng và có tiếng nói cho riêng mình.
- Nghệ thuật: Nghệ thuật xây dựng tình huống kịch tự nhiên. Xây dựng nhân vật chủ yếu qua ngôn ngữ, cử chỉ, hành động. Xây dựng tình huống kịch tự nhiên.