Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tục ngữ về con người và xã hội. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/ 20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 18: TỤC NGỮ VỀ CON NGƯỜI VÀ XÃ HỘI I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số hình thức diễn đạt ( so sánh, ẩn dụ, nghĩa đen và nghĩa bóng) của những câu tục ngữ trong bài học. Nhận biết được cách rút gọn câu. Hiểu được tác dụng của rút gọn câu Học sinh nhận biết rõ các yếu tố cơ bản của bài văn nghị luận và mối quan hệ của chúng với nhau 2. Kĩ năng: Phân tích được nghĩa đen, nghĩa bóng của câu tục ngữ Chuyển đổi từ câu đầy đủ sang câu rút gọn và ngược lại Biết xác định luận điểm, luận cứ và lập luận trong một bài văn mẫu. Biết xây dựng luận điểm, luận cứ và triển khai lập luận cho một đề bài. 3.Thái độ: Yêu thích để vận dụng tục ngữ trong giao tiếp Biết sử dụng câu rút gọn trong từng trường hợp Yêu thích tìm hiểu các yếu tố luận điểm, luận cứ, lập luận trong bài văn nghị luận. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, một số hình ảnh về cốm, ví dụ về chơi chữ, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Đọc thuộc bài và nếu ngắn gọn giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất ". Câu 2: Nêu khái niệm văn nghị luận? Trong đời sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng nào? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Quan sát các hình ảnh bên dưới và cho biết mỗi hình ảnh gợi liên tưởng đến câu tục ngữ nào trong số các câu sau : ? Giải thích ý nghĩa của một câu tục ngữ mà em thích. -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. a. + Hình ảnh 1. Không thầy đố mày làm nên. + Hình ảnh 2. Học thầy không tày học bạn. + Hình ảnh 3. Thương người như thể thương thân. + Hình ảnh 4. Một cây làm chẳng nên non – Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. b. Giải thích ý nghĩa câu “Không thầy đố mày làm nên”: Ở câu tục ngữ không thầy đố mày làm nên mang nghĩa đen là nói về không có người thầy thì không thể nên người được, qua đó ý nghĩa sâu rộng của câu nói này muốn nói về sự tôn sư trọng đạo và lòng biết ơn đối với người thầy của mình HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Các câu tục ngữ cần đọc với giọng như thế nào? Hãy thể hiện văn bản bằng giọng đọc đó? ? Chú thích nào cần lưu ý ? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản - Giọng đọc: nhẹ nhàng, tình cảm, đầy kinh nghiệm...) - Chú thích: Sgk Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu mục 2a. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Hãy chia các câu tục ngữ trên thành các nhóm phù hợp và nêu nhận xét về nội dung và nghệ thuật của mỗi câu trong nhóm. - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 2b,c. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Theo em, nội dung của hai câu tục ngữ sau đây mâu thuẫn hay bổ sung cho nhau ? Vì sao? ? Nhận xét về các câu tục ngữ chủ đề con người và xã hội, có ý kiến cho rằng : Những câu tục ngữ này thường rất giàu hình ảnh so sánh, ẩn dụ, hàm súc về nội dung… - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản Nhóm 1: Nói về phẩm chất giá trị con người: a. Một mặt người bằng mười mặt của + Nội dung: đề cao giá trị của con người. + Nghệ thuật: So sánh, hoán dụ, ẩn dụ. b. Cái răng, cái tóc là góc con người + Nội dung: Nhắc nhở chúng ta biết giữ gìn chăm sóc cái răng cái tóc của mình. + Nghệ thuật: so sánh. c. Đói cho sạch, rách cho thơm + Nội dụng: dù có đói nghèo, khổ cực nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết. + Nghệ thuật: Sử dụng tính từ Nhóm 2: Tục ngữ về học tập, rèn luyện. d. Học ăn, học nói, học gói, học mở + Nội dung: khuyên nhủ con người hãy cư xử, nói năng cho thấu tình đạt lý. + Nghệ thuật: so sánh. e. Không thầy đố mày làm nên + Nội dung: là lời răn dạy mang tính khẳng định vị trí, vai trò của người thầy đối với sự thành đạt của người học trò. + Nghệ thuật: không có g. Học thầy không tày học bạn + Nội dung: nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè và những người xung quanh. + Nghệ thuật: so sánh không ngang bằng Nhóm 3: Tục ngữ về quan hệ xã hội h. Thương người như thể thương thân + Nội dung: nhắc nhở con cháu phải biết yêu thương giúp đỡ người khác như yêu thương chính bản thân mình. + Nghệ thuật: so sánh i. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây + Nội dung: dạy con cháu về đạo lí làm người, sống có tình nghĩa, phải biết đền ơn người đó giúp đỡ mình chớ nên vong ân bội nghĩa. + Nghệ thuật: ẩn dụ k. Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao + Nội dung: khẳng định ý nghĩa to lớn về sức mạnh của tập thể, nếu xa rời tập thể thì sẽ chẳng làm được điều gì hay đạt đạt được mục đích của mình. + Nghệ thuật: ẩn dụ - Nội dung của hai câu tục ngữ bổ sung cho nhau. Hai câu tục ngữ vừa đề cao vai trò của thầy vừa đề cao vai trò của bạn. Cả hai câu khuyên nhủ chúng ta nên vận dụng cả hai hình thức học bạn và học thầy để ngày càng mở mang kiến thức. - Tán thành. Bởi tục ngữ không chỉ đơn thuần là một câu nói mà thông qua những câu tục ngữ đó ông cha ta đã gửi gắm cho ngàn đời những bài học sâu sắc về giá trị đạo đức, con người, những kinh nghiệm cuộc sống, hướng tới những điều tốt đẹp nhất. Hoạt động 1: - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3a,b,c,d. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau ? ? Tìm các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1) ở mục a). Vì sao chủ ngữ trong câu đó được lược bỏ? ? Trong những câu in đậm dưới đây , thành phần nào của câu được lược bỏ ? Vì sao người ta lại lược bỏ chúng ? ? Từ việc tìm hiểu các ngữ liệu trên, hãy rút ra nhận xét về câu rút gọn theo gợi ý sau... - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các cặp thực hiện yêu cầu mục 3e,g,h. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp, tiếp cận những cặp cần giúp đỡ. ? Những câu in đậm dưới đây thiếu thành phần nào ? Có nên rút gọn câu như vậy không ? Vì sao ? ? Theo em, có cần thêm từ ngữ vào câu in đậm dưới đây không ? Vì sao ? ? Từ các bài tập trên và dựa vào gợi í sau đây , hãy cho biết khi rút gọn cậu, cần phải lưu í những điều gì ? - GV mời đại diện 1 số cặp trình bày. Các cặp còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về rút gọn câu a. Sự khác nhau : + Câu 1 : thiếu thành phần CN + Câu 2 : đầy đủ thành phần C – V b. Các từ có thể làm chủ ngữ trong câu (1): chúng tôi, chúng ta, các bạn, tôi, Lan,... - CN được lược bỏ vì câu (1) vốn là câu tục ngữ, bản thân câu tục ngữ thường ngắn gọn dùng để đưa ra lời khuyên cho người đọc, người nghe thế nên có thể lược bỏ. c. " Rồi bốn, năm và nhiều bạn khác nữa." thiếu thành phần vị ngữ vì thành phần chủ ngữ trong câu đều làm cùng một hành động với câu trước, người viết không muốn nói lặp lại. - " Chưa" đã lược bỏ đi cả chủ ngữ và vị ngữ vì trong câu hỏi đã chứa những thông tin bị lược rồi. d. (1) lược (2) rút gọn (3) gọn hơn (4) nhanh (5) lặp (6) chung e. Các câu in đậm trên thiếu thành phần chủ ngữ. Không nên rút gọn như vậy vì rất khó xác định chủ ngữ do câu trước chủ ngữ chưa từng xuất hiện. g. Cần thêm từ vào câu in đậm để thể hiện thái độ tôn trọng lễ phép khi trả lời người lớn. h. Khi rút gọn, câu cần chú ý : + Không làm cho người nghe, người đọc hiểu sai hoặc hiểu không đầy đủ nội dung cần truyền tải . + Không biến câu nói thanh câu cộc lốc, khiếm nhã. - HĐ : cặp, yêu cầu thực hiện mục 4a,b,c. - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày 1 phút - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Xác định luận điểm trong văn bản chống nạn thất học ( bài 17). Những câu văn thể hiện luận điểm ? Hình thức của những câu văn đó ( khẳng định hay phủ định )? ? Tìm các luận cứ trong văn bản Chống nạn thất học . Em có nhận xét gì về những luận cứ này ? ? Chỉ ra trình tự lập luận của văn bản Chống nạn thất học . Ưu điểm của trình tự đó là gì ? - GV mời h/s chia sẻ trong 1 phút và góp ý kiến chốt kiến thức -GV chuẩn kiến thức. 4. Tìm hiểu về đặc điểm của văn nghị luận a. Những câu văn mang luận điểm chính của bài: + Một trong những công việc phải thực hiện cấp tốc trong lúc này, là nâng cao dân trí. + Mọi người Việt nam phải hiểu biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có ý kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. - Hình thức: Khẳng định b. Luận cứ: + Những người chưa biết chữ thường dạy cho những người chưa biết chữ... giúp đồng bào thất học + Những người chưa biết chữ hãy gắng sức....người làm của mình. Phụ nữ lại cần phải học... ứng xử. => Nhận xét: Những luận cứ này là lí lẽ và dẫn chứng cho luận điểm trên là cơ sở đưa ra luận điểm. c. Trình tự lập luận: thực trạng-> yêu cầu-> cách khắc phục. Cụ thể: + Vì sao phải chống nạn thất học + Chống nạn thất học để làm gì? + Chống nạn thất học bằng cacsh nào? Hoạt động 1: - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV giao nhiệm vụ cho hs thực hiện yêu cầu mục 5a. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của hs, tiếp cận những hs cần giúp đỡ. ? Nối mỗi đề văn ở cột trái với tính chất ở cột phải . ? Căn cứ vào đâu để nhận ra những đề trên là đề văn nghị luận ? ? Tính chất của đề văn có ý nghĩa gì với việc làm văn? - GV mời h/s chia sẻ trong 1 phút và góp ý kiến chốt kiến thức -GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2 : - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV giao nhiệm vụ cho các cặp thực hiện yêu cầu mục 5b,c. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của hs, tiếp cận những cặp cần giúp đỡ. ? Tìm hiểu đề văn Chớ nên tự phụ. Đề nêu nên vấn đề gì ? Đối tượng và phạm vi bàn luận ở đây là gì ?... ? Từ việc tìm hiểu đề trên, hãy cho biết : Cần tìm hiểu những gì để có thể làm một đề văn nghị luận? ? Lập dàn ý cho bài văn nghị luận: Chớ nên tự phụ. - GV mời h/s chia sẻ trong 1 phút và góp ý kiến chốt kiến thức -GV chuẩn kiến thức. 5. Tìm hiểu về đề văn nghị luận và việc lập ý cho văn nghị luận a (1). Nối : Giải thích ca ngợi : + Lối sống giản dị của Bác Hồ + Tiếng Việt giàu đẹp Khuyên nhủ, phân tích : + Thất bại là mẹ thành công + Chớ nên tự phụ Suy nghĩ, bàn luận : + Không thầy đố mày làm nên… + Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng. Tranh luận phản bác, lật ngược vấn đề : + Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, nên chăng ? + Phải chăng thật thà là cha dại ? (2). Căn cứ để xác định đó là các đề văn trên đều bàn luận về một vấn đề để người viết bàn bạc và bày tỏ ý kiến của mình. (3) Tính chất của đề văn có ý nghĩa đối với việc làm văn. Bởi với tính chất ca ngợi, phân tích, khuyên nhủ, bàn bạc giải thích,... từ đó giúp chúng ta có thể xác định lựa chọn các phương pháp làm bài phù hợp giúp việc làm bài không bị sai lệch, lạc đề. b. (1) Tìm hiểu đề văn chớ nên tự phụ: + Vấn đề: khuyên con người không nên tự phụ vì tính tự phụ mang lại rất nhiều tác hại. + Đối tượng và phạm vị bàn luận: tính tụ phụ cũng những tác hại của nó. + Khung hướng của đề là phủ định. + Để có thể làm tốt đề này người viết cần có thái độ phê phán thói tự phụ, kiêu căng khẳng định vốn ham học hỏi, biết người biết ta. (2) Để làm một bài văn nghị luận cần xác định đúng vấn đề, phạm vi, tính chất của bài văn nghị luận để không làm sai đề. c. Xem tại đây : /de-bai/lap-dan-y-cho-bai-van-nghi-luan-de-bai-cho-nen-tu-phu.html HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. Đọc những câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi bên dưới: ? Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là gì? ? Những kinh nghiệm bài học mà nhân dân đúc kết qua câu tục ngữ này còn có giá trị trong thời đị ngày nay hay không? Vì sao? ? Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghê thuật được sử dụng trong các câu trên? - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2. - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào trong câu được rút gọn. Rút gọn như vậy để làm gì? ? Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì? - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Gv cho h/s làm bài tập 3. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Đọc lại văn bản Cần tạo ra thói quen tốt trong xã hội (bài 17-trang 8-9) và xác định luận điểm luận cứ cách lập luận trong bài. ? Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề văn: Phải chăng Thật thà là cha dại? - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. (1) Ý nghĩa: a. Đề cao giá trị của con người b. Đề cao giá trị của con người, tính mạng của con người là quý trong nhất. c. Muốn giỏi nghề thì không ngại khó khăn mà học hỏi d.Chớ thấy khó khăn mà nản lòng bỏ cuộc e. Thà chết trong danh dự còn hơn sống trong nhục nhã, hèn hạ (2) Những kinh nghiệm mà ông cha ta đúc kết trên đều có giá trị đến ngày nay vì nó khuyên nhủ răn dậy ra bài học, giá trị cuộc sống vô cùng ý nghĩa. (3) Nghệ thuật: a. so sánh b. gieo vần lưng c. gieo vần lưng d. ẩn dụ e. dùng từ trái nghĩa a. Câu rút gọn là: + Ăn quả nhớ kẻ trồng cây + Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. - Thành phần được rút gọn trong câu là chủ ngữ. Hai câu này khuyết thành phần chủ ngữ, không chỉ một cá nhân cụ thể. Một câu nêu nguyên tắc ứng xử của con người, một câu nêu kinh nghiệm sản xuất chung trong nông nghiệp nên có thể rút gọn chủ ngữ làm cho câu gọn hơn. b. Cậu bé và người khách hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé trả lời người khách đã dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa. -> Bài học: khuyên răn chúng ta cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn, tránh gây hiểu lầm nghiêm trọng. 3. Xem tại đây: /de-bai//bai-hoc//bai-hoc/doc-lai-van-ban-can-tao-ra-thoi-quen-tot-trong-xa-hoi-bai-17-trang-8-9-va-xac-dinh-luan-diem-luan-cu-cach-lap-luan-trong-bai.html-luan-cu-cach-lap-luan-trong-bai.html HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Trao đổi với người thân bạn bè nêu một số trường hợp cụ thể trong đời sống ứng dụng các câu tục ngữ trong bài. 2. Nêu một số tình huống giao tiếp hằng ngày của em (hặc những người xung quanh) có sử dụng câu rút gọn trong đó:… 3. Xây dựng các luận điểm, luận cứ, và cách lập luận cho các bài thuyết minh thuyết phục những người xung quanh em về một trong các vấn đề sau:… HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm hiểu thêm các câu tục ngữ về con người và xã hội 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)