Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Mẹ tôi. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Văn bản MẸ TÔI (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu sơ giản về tác giả Ét- môn-đô đơ A-xi- mi. - Hiểu cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa có lí vừa có tình của người cha khi con mắc lỗi. - Hiểu nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. 2. Kĩ năng - Là những kĩ năng được hình thành thông qua bài học như: Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết dưới hình thức một bức thư. Phân tích một số chi tiết liên quan đến hình ảnh người cha (tác giả của bức thư) và người mẹ được nhắc đến trong thư… 3. Thái độ - Sau khi kết thúc bài học, học sinh sẽ hình thành được những thái độ, tư tưởng gì? Hiểu và trân trọng những tình cảm thiêng liêng của cha mẹ dành cho con cái. Có ý thức học tập tốt hơn để cha mẹ vui lòng. 4. Năng lực - Năng lực chung (là năng lực tất cả các môn đều có): Năng lực trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề. Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học Năng lực biết làm và làm thành thạo công việc, năng lực sáng tạo và khẳng định bản thân - Năng lực chuyên biệt (là năng lực theo từng môn mà học sinh sẽ hình thành): tái hiện hình tượng, tự nhận thức, năng lực cảm thụ II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Là các phương pháp giáo viên sẽ sử dụng để dạy trong giờ học như: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, Phương pháp vấn đáp, thuyết trình…. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: - SGK, STK, bài soạn theo chuẩn KTK - Bài giảng điện tử 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, vở ghi, vở soạn. IV. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV đặt câu hỏi: Học xong văn bản Cổng trường mở ra, em hiểu thêm được điều gì? - HS trả lời * Yêu cầu: Hiểu tấm lòng của mẹ đối với con đồng thời nêu lên vai trò to lớn của nhà trường đối với mỗi con người. 3. Bài mới (36 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... - GV dẫn dắt vào bài: (Giống như mở bài của một đoạn văn): Các em hãy kể tên những bài thơ, hát, ca dao...viết về hình ảnh người mẹ? + Chia lớp thành ô nhóm, nhóm nào tìm được nhiều đáp án sẽ chiến thắng + GV nhận xét, động viên, dẫn dắt: Mời các em quan sát sản phẩm mà các nhóm đã làm => Đó chính là văn bản: “ Mẹ tôi” HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Mục tiêu: Hiểu sơ qua về tác giả; hiểu cách giáo dục vừa nghiêm khắc, vừa có lí vừa có tình của người cha khi con mắc lỗi; hiểu nghệ thuật biểu cảm trực tiếp qua hình thức một bức thư. Phương pháp: Phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, Phương pháp vấn đáp, thuyết trình…. Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm - GV đặt câu hỏi: Giới thiệu những nét cơ bản về tác giả và văn bản Mẹ tôi? - HS trả lời theo chú thích sgk. - GV nhận xét bổ sung, chuẩn KT: A-mi-xi sinh 31/10/1846 trên bờ biển tây bắc nước Ý, mất :12/3/1902. +Vào quân đội, là sĩ quan chưa đầy 20 tuổi. + Hai năm sau, chiến tranh kết thúc ông dời quân ngũ đi du lịch nhiều nước. + 1891: tham gia Đảng XH Ý, chiến đấu cho công bằng xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. + Cuốn "Những tấm ..." là tp nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông. Cuốn sách gồm nhiều mẩu chuyện có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. I. Giới thiệu chung 1.Tác giả - A-mi-xi ( 1846-1908). - Nhà văn Ý 2.Tác phẩm - Mẹ tôi trích trong truyện Những tấm lòng cao cả, xuất bản 1886. Hoạt động 2: Đọc - hiểu văn bản * Bước 1: GV đặt câu hỏi: Văn bản đọc như thế nào cho phù hợp? - HS trả lời GV định hướng - GV hd đọc: cần thể hiện được những tâm tư và tình cảm buồn, khổ của người cha trứớc lỗi lầm của con và sự trân trọng của người cha với người vợ. -> GV đọc mẫu, HS đọc nối tiếp -> nhận xét và uốn nắn phần đọc của HS * Bước 2: GV đặt câu hỏi: Giải nghĩa từ: Khổ hình, vong ân bội nghĩa, bội bạc. (chú thích SGK) HS dựa vào SGK để trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT * Bước 3: GV yêu cầu: Xác định thể loại và PTBĐ của văn bản? - HS trả lời - GV chuẩn KT + Thể loại : viết thư + PTBĐ : biểu cảm. * Bước 4: Bố cục văn bản? II. Đọc - hiểu văn bản 1. Đọc - chú thích 2. Bố cục: 2 phần: + P1: Từ đầu đến vô cùng: vì sao bố phải viết thư + P2 Còn lại: nội dung bức Hoạt động 3: Phân tích: * Bước 1: GV đặt câu hỏi: Văn bản "Mẹ tôi" giới thiệu nguyên nhân và mục đích người bố viết thư cho con trai, đó là gì.? - HS đọc lại phần đầu VB để trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT + Nguyên nhân: En-ri-cô đã hỗn láo với mẹ khi cô giáo đến thăm. + Mục đích: để cảnh cáo, phê phán, nghiêm khắc thái độ sai trái ấy, bày tỏ thái độ của người bố. - GV tiếp tục hỏi: Sáng tạo ra hoàn cảnh xảy ra câu chuyện như vậy có tác dụng ntn? - HS trả lời - GV chuẩn KT: Câu chuyện tự nhiên hơn, xúc động hơn. * Bước 2: GV chuyển: Đọc xong thư của bố En-ri-cô rất xúc động. Chúng ta tìm hiểu tiếp xem trong thư bố viết những gì khiến E lại có tâm trạng như vậy. - GV chia lớp thành 6 nhóm - HS tham gia thảo luận và rút ra câu trả lời - Thảo luận nhóm 2 bàn - 3 phút + Nhóm 1,2,3: Tâm trạng của người bố với E được thể hiện qua những chi tiết nào? Em hiểu gì về tâm trạng của người bố lúc đó? ++ "Sự hỗn láo của con như 1 nhát dao đâm vào tim bố" ++ "Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con" ++ " Con mà lại .... mẹ con ư" ++ " Thật đáng xấu hổ ... đó" ->Sử dụng phép so sánh diễn tả sự đau đớn, buồn giận và thất vọng đến tột độ trước sự hỗn láo của đứa con. GV bình: đối với người cha, việc En-ri-cô thiếu lễ độ với mẹ là 1 việc không thể chấp nhận và tha thứ. Đó là biểu hiện của sự vong ân, bội nghĩa, sự xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho con. + Nhóm 4,5,6: Thông qua lời nói của bố, hình ảnh người mẹ được hiện lên qua những chi tiết nào? Người bố muốn nhắn nhủ tới E những gì về mẹ? Em cảm nhận ntn về người mẹ của En ? ++ Mẹ đã phải thức suốt đêm... mất con... ++ Mẹ sẵn sàng bỏ 1 năm Hp... cứu sống con ++ Ngày buồn thảm nhất... Con mất mẹ. ++ Con sẽ mong ước thiết tha được... của mẹ yên tĩnh... ++ Tâm hồn con luôn bị khổ hình... - GV tiếp tục hỏi: Nêu cảm nhận của em về 2 câu văn : " Tình yêu thương kính trọng cha mẹ... chà đạp lên tình yêu thương đó"? - HS tự bộc lộ - GV bình: người mẹ có vai trò hết sức lớn lao trong cuộc đời mỗi con người: Sinh thành, dưỡng dục, chăm sóc; là chỗ dựa nâng đỡ con suốt cả cuộc đời …. - GV đặt câu hỏi: Từ thái độ hết sức nghiêm khắc đó, người bố đã nói gì với con? Em hiểu người bố muốn nhắc nhở, khuyên nhủ E điều gì? - HS suy nghĩ trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT + Không bao giờ con được tái phạm. + Không bao giờ con được thốt ra một lời nói năng với mẹ .... hãy cầu xin mẹ... bố thà không có con ...  Nhắc nhở, khuyên nhủ con; thành khẩn xin lỗi mẹ, cầu xin sự tha thứ, giữ đúng đạo làm con * Bước 3: - GV đặt vấn đề: Theo em tại sao trong thư, người bố rất tức giận, nghiêm khắc phê phán cũng nhưng trong bức thư người bố luôn lặp lại những lời lẽ: “En-ri- cô của bố ạ; En-ri- cô à! En - ri - cô này; Bố rất yêu con, con là niềm hi vọng tha thiết nhất trong đời bố ..” Dùng những lời lẽ như vậy, có tác dụng gì? - HS Trả lời, GV chuẩn kiến thức Làm cho lời lẽ trong bức thư (trở nên) nghiêm khắc dứt khoát nhưng vẫn trìu mến, tha thiết, tràn đầy tình yêu thương; Giọng người bố trỏ nên thiết tha tâm tình, thủ thỉ, lời giáo huấn cứ thấm sâu vào tâm hồn con. - GV liên hệ: Qua đó giúp em hiểu thêm điều gì về người bố của E? - HS suy nghĩ trả lời - GV yêu cầu: NX về cách sử dụng hình ảnh, lời lẽ giọng điệu qua đoạn văn vừa phân tích? Tác dụng của những BPNT ấy? HS suy nghĩ trả lời - Lời văn biểu cảm vừa mạnh mẽ, dứt khoát vừa tha thiết nhẹ nhàng đầy thuyết phục, hình ảnh so sánh, có ý nghĩa tượng trưng. 3. Phân tích 3.1.Hoàn cảnh người bố viết thư - Nguyên nhân: En-ri-cô đã hỗn láo với mẹ khi cô giáo đến thăm. - Mục đích: để cảnh cáo, phê phán, nghiêm khắc thái độ sai trái ấy , bày tỏ thái độ của người bố. 3.2. Nội dung bức thư của người bố - Tức giận, đau đớn đến tột cùng, nghiêm khắc phê phán En-ri-cô. - Chi tiết khắc họa người mẹ tận tụy. - Công lao to lớn, tấm lòng cao cả và vai trò quan trọng, không thể thiếu của người mẹ trong cuộc đời con. - Mẹ là người dịu dàng, hiền hậu, giàu đức hi sinh, yêu thương con sâu nặng. - Khẳng định: tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả. Nhắc nhở, khuyên nhủ con; thành khẩn xin lỗi mẹ, cầu xin sự tha thứ, giữ đúng đạo làm con Yêu thương con sâu sắc - Lời văn biểu cảm vừa mạnh mẽ, dứt khoát vừa tha thiết nhẹ nhàng đầy thuyết phục, hình ảnh so sánh, có ý nghĩa tượng trưng. Hoạt động 4: Tổng kết * Bước 1: GV đặt câu hỏi: Em hãy khái quát giá trị nghệ thuật của văn bản? - HS trả lời, GV chuẩn kiến thức + Sáng tạo tình huống + Thể loại viết thư với phương thức biểu cảm + Sử dụng chi tiết hình ảnh đặc sắc về người mẹ *Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi: Em hãy nêu nội dung, ý nghĩa của văn bản? - HS dựa vào bài học trả lời - GV chuẩn KT + Vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng trong gia đình. + Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. - Yêu cầu HS đọc ghi nhớ /12 và Nêu những từ quan trọng trong phần ghi nhớ? - HS đọc ghi nhớ và trả lời câu hỏi 4. Tổng kết 4.1. Nghệ thuật - Sáng tạo tình huống - Thể loại viết thư với phương thức biểu cảm - Sử dụng chi tiết hình ảnh đặc sắc về người mẹ 4.2. Nội dung- Ý Nghĩa - Vai trò của người mẹ vô cùng quan trọng trong gia đình. - Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất đối với mỗi con người. 4.3. Ghi nhớ ( SGK/12) HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm + GV đặt câu hỏi: em hãy so sánh 2 văn bản “Cổng trường mở ra” và “Mẹ tôi” + HS thảo luận và trả lời + GV nhận xét, cho điểm, chuẩn KT III. Luyện tập *Giống: - Sử dụng PTBĐ trực tiếp: Biểu cảm - Khẳng định tình cảm yêu thương sâu nặng của mẹ đối với con. *Khác: - Cổng trường... kí - Mẹ tôi  thể loại viết thư HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề gia đình,…. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm… GV yêu cầu: Kể lại một câu chuyện cảm động về mẹ mà em biết. (Đã chuẩn bị từ ở nhà) HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm GV yêu cầu học sinh về nhà tìm hiểu thêm các tài liệu, video, phim, tư liệu, tranh ảnh liên quan đến mẹ. 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2p) - Yêu cầu học bài cũ, làm bài tập + Sưu tầm những bài ca dao, thơ nói về tình cảm của cha mẹ dành cho con và tình cảm của con dành cho cha mẹ. + Tóm tắt văn bản, nhớ nội dung, nghệ thuật văn bản + Đọc phần đọc thêm /12/13 - Đọc trước bài mới (Từ ghép) + Xem lại kiến thức về từ đơn, từ phức. + Đọc, nghiên cứu ngữ liệu. + Xem trước phần luyện tập. + Viết đoạn văn có sử dụng từ ghép