Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Bố cục trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.

Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tập làm văn BỐ CỤC TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau bài học, HS có khả năng 1. Kiến thức - Nắm được tác dụng của việc xây dựng bố cục. 2. Kĩ năng - Nhận biết, phân tích bố cục trong VB. - Vận dụng kiến thức về bố cục trong việc đọc - hiểu VB, xây dựng bố cục cho một VB nói (viết) cụ thể. 4. Thái độ - Học sinh có ý thức thường xuyên xây dựng bố cục trước khi tạo lập văn bản. 4. Năng lực - Ra quyết định: lựa chọn cách bố cục văn bản phù hợp với mục đích giao tiếp. - Giao tiếp: phản hồi/lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ/ý tưởng về bố cục văn bản và chức năng, nhiệm vụ, cách sắp xếp mỗi phần trong bố cục. II. Phương pháp - Phân tích mẫu, quy nạp, vấn đáp, thực hành. - Động não, đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, thảo luận nhóm. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: Bảng phụ, đơn mẫu 2. Chuẩn bị của học sinh: Xem lại dàn ý các kiểu bài đã học, đọc trả lời câu hỏi sgk. IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - GV nêu câu hỏi: Thế nào là liên kết trong văn bản? Vai trò của phương tiện liên kết trong văn bản? - HS lên bảng trả bài, GV nhận xét, cho điểm Đáp án: - Liên kết là làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. - Liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản, giúp văn bản có nghĩa, dễ hiểu. 3. Bài mới (36 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh. - Phương pháp: Tạo tình huống có vấn đề - GV dẫn dắt vào bài: Trong phần liên kết văn bản các em đã biết các ý rời rạc không thể tạo nên 1 văn bản hay về nội dung và hình thức được. Vậy để có một nội dung và một hình thức hợp lý trước khi tạo lập văn bản người viết phải làm gì? Một trong những cách làm đó là lập bố cục cho 1 văn bản. Cách lập như thế nào bài học này sẽ giúp ta HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Bố cục của văn bản là gì? + Những yêu cầu của bố cục trong văn bản. - Phương pháp:Nêu vấn đề, thảo luận, thuyết trình… Hoạt động của gáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: tìm hiểu bố cục của VB. * Bước 1: GV treo bảng phụ: Khi muốn viết một lá đơn gia nhập đội TNTPHCM, cần phải có các nội dung sau: +Lời hứa sau khi được kết nạp đội. + Lí do xin vào đội + Họ tên, nơi ở, nơi học tập - GV đặt câu hỏi: (1) Theo em việc sắp xếp nội dung lá đơn theo trình tự như vậy có hợp lí không? Vì sao? (2) Hãy sắp xếp lại nội dung lá đơn ấy cho phù hợp. (3) Qua đó em rút ra được điều gì khi trình bày 1 văn bản? (được sắp xếp tùy tiện không? Phải trình bày theo trình tự ntn?) - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT - > Nội dung đơn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí -> việc sắp xếp các phần nội dung trong văn bản theo 1 trình tự hợp lí gọi là bố cục . * Bước 2: GV đặt câu hỏi: Vậy bố cục là gì? - HS trả lời, GV chuẩn KT - > Bố cục: bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý. - GV hỏi: Vì sao khi xây dựng văn bản, cần phải quan tâm tới bố cục? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT - > Nếu không quan tâm tới bố cục các phần, các đoạn trong văn bản không có sự liên kết, sẽ bị lộn xộn, gây khó hiểu cho người đọc.... - GV liên hệ: Trong khi nói hoặc viết, chúng ta có cần nói, viết theo bố cục không ? - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT - > Cần nói hoặc viết theo một bố cục rành mạch, rõ ràng . *Bước 3: GV yêu cầu: Tìm những VD thực tế để chứng minh vai trò - tác dụng của bố cục trong văn bản (Gợi ý HS tìm các VD trong văn nói, viết bài TLV của HS...) ¬- HS dựa vào gợi ý của GV và trả lời - GV chốt lại và yêu cầu: Tìm những từ quan trọng trong ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ chấm 1/30 Hoạt động 2: HD HS tìm hiểu về những yêu cầu về bố cục trong văn bản. * Bước 1: HS đọc VD mục 2/sgk/29 - GV hướng dẫn HS chia nhóm và trả lời câu hỏi + Nhóm 1, 2, 3: văn bản 1 + Nhóm 4, 5, 6: văn bản 2 Các nhóm đại diện trả lời, nhận xét chéo, GV chuẩn xác. - GV đặt câu hỏi: Dựa vào khái niệm về bố cục nêu ở trên cho biết 2 câu chuyện trên có bố cục không? Vì sao? Cách kể trên không hợp lí ở chỗ nào? - HS dựa vào VB và trả lời - GV nhận xét và chuẩn kiến thức - GV phân tích làm rõ - > Chưa có bố cục -> không hợp lí trong diễn đạt. - > Hai câu chuyện: mỗi truyện tách 2 đoạn văn . + Truyện 1: nội dung và trình tự sắp xếp: ý, đoạn lộn xộn, không thống nhất, không theo 1 trình tự (câu cuối đoạn 2) + Truyện 2 : Đoạn 1: hợp lí. Đoạn 2: sắp xếp không hợp lí, nội dung không thống nhất -> gây khó hiểu, khó nắm bắt. - GV bổ sung và chuẩn KT: không những thế, giữa các câu trong đoạn, các đoạn trong văn bản không có sự liên kết cả về nội dung lẫn hình thức -> không làm nổi bật ý nghĩa truyện, mất yếu tố bất ngờ, hài hước, văn bản trở nên khó hiểu, khó tiếp nhận. * Bước 2: GV tiếp tục đặt câu hỏi cho học sinh (1) Dựa vào văn bản gốc đã học của 2 văn bản trên, hãy sắp xếp lại bố cục của 2 văn bản đó? (2) Sau khi sắp xếp lại em có nhận xét gì về văn bản? (3)Như vậy, để xây dựng một văn bản rành mạch, rõ ràng cần có những điều kiện gì? - HS suy nghĩ trả lời, HS khác bổ sung - GV chuẩn KT -> (1) HS tự sắp xếp lại theo HD của GV (2) Hợp lí, dễ hiểu, vừa thống nhất về nội dung vừa rõ ràng mạch lạc giữa các đoạn . (3) HS nêu ý kiến - GV chuẩn KT và cho HS ghi chép - HS đọc ghi nhớ chấm 2/30 và Tìm những từ quan trọng Hoạt động 3: Tìm hiểu về các phần của bố cục. * Bước 1: GV đưa ra câu hỏi: (1) Nêu bố cục chung của 1 văn bản. (2) Nêu nhiệm vụ của ba phần MB, TB, KB trong văn bản tự sự, miêu tả. - HS suy nghĩ trả lời, GV chuẩn KT -> (2) Tự sự Miêu tả MB giới thiệu nhân vật, sự việc, tình huống truyện giới thiệu đối tượng miêu tả TB kể diễn biến sự việc tả chi tiết theo 1 trình tự quan sát ... KB kết thúc truyện. cảm nghĩ về đối tượng. - GV đặt câu hỏi: Có cần biết rõ nhiệm vụ của mỗi phần không? Vì sao? - HS trả lời - GV nhận xét và chuẩn kiến thức: + Cần phân biệt rõ ràng nhiệm vụ của từng phần, xác định nói gì, viết gì 1 cách cụ thể . + Bởi yêu cầu về bố cục rành mạch không cho phép các phần lặp lại, mỗi phần có nhiệm vụ riêng. * Bước 2: GV yêu cầu: Đọc câu hỏi (c)/29 và cho biết ý kiến của em? - HS đọc và trả lời - GV nhận xét, chuẩn KT: Không đúng: vì yêu cầu về sự rành mạch không cho phép các phần MB, TB, KB trong văn bản được lặp lại nhau. Lặp lại là lỗi cần phải tránh khi làm bài . * Bước 3: GV đưa ra yêu cầu: Đọc câu hỏi d/ 0. Nêu ý kiến của em ? - HS suy nghĩ và nêu lên ý kiến của bản thân, GV chuẩn KT - > Ý kiến đó cũng không đúng vì + MB mở bài không chỉ đơn thuần là sự thông báo đề tài của văn bản mà còn phải cố gắng làm cho người đọc (nghe) có thể đi vào đề tài đó 1 cách tự nhiên, dễ dàng, hứng thú và ít nhiều hình dung được các bước đi của bài. + Kết bài: không chỉ có nhiệm vụ nhắc lại vấn đề mà còn có những cảm xúc, suy nghĩ đánh giá, tổng kết lại, mở rộng, gây ấn tượng->Tạo hiệu quả giao tiếp . * Bước 4: GV đặt câu hỏi kết luận vấn đề: Vậy văn bản thường được xây dựng theo bố cục mấy phần? - HS trả lời - > Ba phần... - GV bổ sung và chuẩn KT: bố cục 3 phần giúp văn bản rõ ràng , hợp lí nhưng không phải nhất thiết văn bản nào cũng có bố cục 3 phần. Có những văn bản MB, KB viết lẫn trong phần thân bài do yêu cầu nào đó của người viết . Nhưng chưa hẳn cứa phải chia văn bản làm 3 phần thì mới có bố cục mạch lạc => GV kết luận: cần phải có cách viết các phần, các đoạn cho hợp lí. Vậy tính mạch lạc cần những yêu cầu nào, tiết sau ta sẽ tìm hiểu . - GV cho HS đọc ghi nhớ chấm 3, SGK/30 và tìm những từ cần lưu ý trong ghi nhớ? I. Bố cục những yêu cầu về bố cục trong văn bản 1. Bố cục của văn bản 1.1. Phân tích ngữ liệu (SGK/28) - Nội dung trong 1 lá đơn cần được sắp xếp theo 1 trình tự hợp lý - Bố cục: bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 trình tự, hệ thống rành mạch, hợp lý. - Văn bản phải có bố cục rõ ràng 1.2. Ghi nhớ 1 (SGK/30) 2. Những yêu cầu về bố cục trong văn bản 2.1. Phân tích ngữ liệu (SGK-29) - Hai câu chuyện chưa có bố cục. + Sắp xếp ý, câu: không rõ ràng, thiếu liên kết . + Trình bày lộn xộn, gây khó hiểu . - Điều kiện khi sắp xếp bố cục: + Nội dung các phần, các đoạn vừa thống nhất, vừa rõ ràng. + Trình tự sắp xếp hợp lí. 2.2. Ghi nhớ 2 (SGK/30) 3. Các phần của bố cục 3.1. Phân tích ngữ liệu - Bố cục văn bản: 3 phần + Mở bài + Thân bài + Kết bài 3.2. Ghi nhớ 3 SGK/30 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm - GV yêu cầu HS làm BT 1 (1) Ghi lại bố cục văn bản " Cuộc chia tay ..." (Đã làm ở trên) (2) Em hãy kể lại truyện theo 1 bố cục khác. (3) Tìm hiểu bố cục của bản báo cáo kinh nghiệm học tập. - HS đọc và nêu yêu cầu bài tập; HS kể lại chuyện với một bố cục hợp lí - HS chia 3 nhóm thảo luận trong 3 phút, cử đại diện trả lời. - GV nhận xét và chấm điểm II. Luyện tập Bài 1 *Bố cục chưa hợp lý vì: - MB: chưa đủ (chỉ là lời chào, chưa giới thiệu điều cần nói trong báo cáo). - TB: + Mục (1) (2) (3) mới kể việc học ntn, chưa nêu kinh nghiệm học tập. + Mục (4) lại không nói về học tập-> thiếu sự thống nhất - KB: còn sơ lược (chưa khái quát lại kinh nghiệm) *Cần bổ sung: - MB: Lí do báo cáo, mục đích báo cáo. - TB: + Nêu các kinh nghiệm học tập cụ thể: (ở lớp, ở nhà, trong uộc sống, trong tài liệu) + Bỏ mục (4) - KB: + Trình bày nguyện vọng được nghe ý kiến trao đổi, góp ý cho bản báo cáo. + Lời chúc HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm GV tổ chức trò chơi “Vượt chướng ngại vật”, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau ra bảng phụ. Nhóm nào có câu trả lời đúng nhiều nhất sẽ gianh chiến thắng Câu 1: Bố cục của văn bản là gì? A. Tạo lập văn bản hoàn chỉnh B. Sự sắp xếp các ý để tạo lập văn bản C. Sự tổ chức các đoạn văn thể hiện chủ đề chung của văn bản Câu 2: Phần Mở bài có vai trò như thế nào trong một văn bản? A. Giới thiệu các nội dung của văn bản B. Nêu diễn biến của sự việc, nhân vật C. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật. D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện Câu 3: Mục đích của việc sắp xếp bố cục của văn bản là? A. Thể hiện chủ đề của văn bản B. Thể hiện điểm khác biệt của tác giả C. Thể hiện việc văn bản có sự sắp xếp đúng quy ước D. Cả A, B, C đều đúng Câu 4: Để giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, một bạn đã đưa ra các ý sau: a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ b. Giải thích tại sao người xưa lại nói Ăn quả nhớ kẻ trồng cây c. Nêu bài học vận dụng câu tục ngữ ấy trong cuộc sống Bố cục như vậy đã hợp lí chưa? A. Hợp lí B. Còn thiếu ý C. Các ý lộn xộn Câu 7: Phần Mở bài và Kết bài thường có cấu tạo như thế nào? A. Không cần tách thành những đoạn riêng biệt B. Hai đoạn văn C. Một đoạn văn D. Nhiều đoạn văn HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - GV giao BT về nhà vho HS: Xây dựng bố cục cho đề văn: kể lại một việc tốt em đã làm. 4. Hướng dẫn học bài cũ, chuẩn bị bài mới (2 phút) *Đối với bài cũ - Nhớ kiến thức đã học. - Xác định bố cục của một văn bản tự chọn, nhận xét bố cục đó. *Đối với bài mới: Chuẩn bị: “Mạch lạc trong văn bản” + Đọc, nghiên cứu ngữ liệu + Đọc lại văn bản": "Cuộc chia tay của những con búp bê" + Nắm các sự việcchính nội dung văn bản.