Dưới đây là mẫu giáo án phát triển năng lực bài: Liên kết trong văn bản. Bài học nằm trong chương trình ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có : văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết.
Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết : Tập làm văn LIÊN KẾT TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, học sinh có khả năng: 1. Kiến thức - Hiểu khái niệm liên kết trong văn bản. - Nắm được yêu cầu về liên kết trong văn bản. 2. Kĩ năng - Nhận biết và phân tích tính liên kết của các văn bản. - Viết các bài văn đoạn văn có tính liên kết. 3. Thái độ - Biết vận dụng những hiểu biết về liên kết vào việc đọc- hiểu và tạo lập văn bản. 4. Năng lực - Năng lực chung: trình bày suy nghĩ, nêu và giải quyết vấn đề; hợp tác, trao đổi, thảo luận về nội dung bài học; phát triển năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình học bài - Năng lực chuyên biệt: làm việc độc lập , trình bày ý kiến cá nhân; giải quyết tình huống, phát hiện, thể hiện chính kiến, giao tiếp, làm thành thạo công việc được giao, thích ứng với hoàn cảnh II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC - Phân tích mẫu, vấn đáp, quy nạp, thực hành - Động não, đặt câu hỏi III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên: bài soạn, tư liệu tham khảo. 2. Chuẩn bị của học sinh: - Soạn bài theo câu hỏi SGK. - Vở ghi, vở soạn, SGK IV. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) - GV đặt câu hỏi: Ở chương trình lớp 6 các em đã được học về Văn bản và từ lớp 6 đến giờ chúng ta cũng đã cùng nhau đọc-hiểu-cảm rất nhiều văn bản. Vậy bạn nào có thể cho cô biết thế nào là văn bản? Và đặc điểm của văn bản là gì? - HS suy nghĩ trả lời -> VB: Thể thống nhất có tính trọn vẹn về ND, hoàn chỉnh về hình thức. 3. Bài mới (37 phút) HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS - Phương pháp: Thuyết trình, nêu vấn đề... GV tổ chức trò chơi mang tên “Liên kết” - GV: Liên kết, liên kết - HS: Kết mấy kết mấy - GV: (kết mấy tùy theo yêu cầu của giáo viên) Kết 2, 3, 4…. Nếu kết 2 thì 2 học sinh sẽ chụm vào nhau. Kết 3,4,… tương tự. Nếu bạn nào thừa mà không tìm được ai để liên kết sẽ bị phạt hát một bài. Từ đó dẫn dắt, trong trò chơi khi không có liên kết thì đứng 1 mình và bị phạt; còn trong văn bản mà không có liên kết thì nội dung của câu văn, đoạn văn, bài văn có đứng riêng lẻ và làm ảnh hưởng đến nội dung toàn bài không chúng ta sẽ giải đáp thắc mắc này thông qua bài học “Liên kết trong văn bản”. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/vấn đề học tập nêu ra ở hoạt động khởi động. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung bài học Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh phân tích ngữ liệu để tìm tính liên kết, phương tiện liên kết * Bước 1: GV cho HS đọc đoạn văn. - GV đặt câu hỏi: Cho biết đoạn văn được trích từ văn bản nào? Tác giả? Đoạn văn là lời của ai nói với ai? - HS trả lời - GV chuẩn KT -> Bố En-ri-cô nói với con - GV đặt câu hỏi: Nếu bố Enrico viết mấy câu văn đó thì Enrico co thể hiểu điều bố muốn nói chưa? Vì sao? Em hãy chọn (1) trong những đáp án sau để trả lời: A. Vì có câu văn viết chưa đúng ngữ pháp B. Vì có câu văn nội dung chưa thật rõ ràng. C. Vì giữa các câu chưa có sự liên kết. - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT: đọan văn là 1 chuỗi câu rời rạc, chắp nối những nội dung khác nhau thiếu sự liên kết về nội dung, do đó En sẽ không thể hiểu điều bố muốn nói. * Bước 2: GV đặt câu hỏi: (1)Muốn đoạn văn hiểu được cần phải có những tính chất gì? -> Muốn đoạn văn hiểu được cần phải có tính chất liên kết. (2) Em hiểu liên kết nghĩa là gì? -> Liên: liền. Kết: nối buộc . -> Liên kết: nối liền nhau, gắn bó... - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩn KT: liên kết là làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. - GV tiếp tục đặt câu hỏi: Liên kết có vai trò ntn trong văn bản? - HS suy nghĩ trả lời - GV chuẩnKT -> LK là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản, giúp văn bản có nghĩa, dễ hiểu. - GV mở rộng: kể câu chuyện "Cây tre trăm đốt" để thấy rằng: 100 đốt tre rời rạc, không thể thành cây tre nối liền -> gắn chúng lại thì thành cây tre vừa dài vừa kiên cố. Và văn bản tương tự như vậy: cần có sự liên kết mới có thể tạo ra 1 văn bản hoàn chỉnh, trọn vẹn. * Bước 3: GV gọi 1 Hs đọc ghi nhớ và yêu cầu: Tìm những từ ngữ quan trọng trong ghi nhớ? I. Liên kết và phương tiện tiện liên kết trong văn bản 1. Tính liên kết của văn bản 1.1. Phân tích ngữ liệu - Đoạn văn là 1 chuỗi câu rời rạc, chắp nối. Mỗi câu văn nêu một sự việc khác nhau chưa có sự liên kết khó hiểu. - Liên kết là làm cho nội dung các câu, các đoạn thống nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau. - Liên kết là 1 trong những tính chất quan trọng của văn bản, giúp văn bản có nghĩa, dễ hiểu. 1.2. Ghi nhớ 1 Hoạt động 2: các phương diện liên kết * Bước 1: GV chuyển: LK có vai trò rất quan trong trong văn bản. Vậy để liên kết được các câu trong đoạn văn, các đoạn văn trong văn bản, cần có những phương tiện nào... - GV đặt câu hỏi (1) Đọc lại đoạn văn ( VD1a / 17) (2) Hãy đối chiếu với đoạn văn trong văn bản "Mẹ tôi" và nhận xét vì sao đoạn văn vừa đọc trở nên khó hiểu? - HS trả lời, HS khác bổ sung - GV nhận xét, chuẩn KT -> ND ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn không thống nhất các câu không cùng hướng về 1 chủ đề. * Bước 2: GV chuẩn KT: Mặc dù mỗi câu văn đều có ý nghĩa và đúng ngữ pháp, nếu đặt riêng từng câu, các câu đều đúng, có ý nghĩa. Nhưng khi đặt cạnh nhau để tạo đoạn văn thì chúng không cùng hướng tới 1 chủ đề. Nội dung các câu văn rời rạc. - GV yêu cầu: (1) Hãy sửa lại đoạn văn để En có thể hiểu được ý bố? (2) Như vậy để tạo sự liên kết của VB (trên) ta làm thế nào? - HS trả lời - Gv chuẩn KT -> Người viết phải làm thế nào cho nội dung các câu, các đoạn, thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau. * Bước 3: GV mở rộng: - GV đưa ra câu hỏi: Nhưng nếu chỉ liên kết về nội dung, ý nghĩa đã đủ chưa? ta cần phải có điều gì nữa? - HS trả lời - GV chuẩn KT - GV cho HS đọc lại và yêu cầu Hãy chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn? Sửa lại để trở thành 1 đoạn văn có nghĩa? - HS suy nghĩ phát biểu - GV chuẩn KT -> Thiếu liên kết vì không có những phương tiện liên kết + Giữa C1 với C2: thiếu cụm từ Còn bây giờ + Giữa C2 với C3: từ con chép nhầm thành đứa trẻ, khiến người đọc hiểu nhầm tác giả đang nói đến 1 đối tượng khác chứ không phải con - GV chuẩn KT: những từ ngữ thiếu ấy chính là phương tiện liên kết văn bản. - GV hỏi thêm: (1) Ngoài sự liên kết về nội dung, ý nghĩa, văn bản cần có sự liên kết nào khác? - HS trả lời GV chuẩn KT -> Văn bản cần có sự liên kết bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp (từ, câu) (2) Khái quát lại: vai trò, tác dụng của liên kết? Để văn bản có tính liên kết cần phải có những yếu tố nào? - HS trả lời, GV chuẩn KT - GV cho HS đọc ghi nhớ DGK/cháy 18 Và yêu cầu: Tìm những từ ngữ quan trọng trong ghi nhớ? 2. Phương tiện liên kết trong văn bản 2.1. Phân tích ngữ liệu *VD 1a/SGK-tr17 - ND ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn không thống nhất các câu không cùng hướng về 1 chủ đề. Văn bản cần có sự liên kết về nội dung, ý nghĩa. - Thiếu sự liên kết vì: thiếu từ ngữ làm phương tiện liên kết. ->Văn bản cần có sự liên kết bằng những phương tiện ngôn ngữ thích hợp (từ, câu). 2.2. Ghi nhớ 2: SGK/18 HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm: GV chia lớp thành 6 tổ Tổ 1+2: bài 3 Tổ 3+4: bài 2 Tổ 5+6: bài 1 -> Các tổ cử đại diện tình bày, nhận xét chéo, GV chuẩn KT. Bài 1 (18): Sắp xếp các câu văn theo 1 thứ tự hợp lí để tạo thành một đoạn văn có tính liên kết chặt chẽ. Bài 2 (19): Các câu văn trong đoạn văn đã có tính liên kết chưa? Vì sao? Bài 3 (19) Điền từ thích hợp vào chỗ trống để tạo sự tạo sự liên kết giữa các câu trong đoạn. II. Luyện tập Bài 1 - Sắp xếp các câu theo thứ tự : (1)-(4)-(2)-(5)-(3) Bài 2 - Các câu văn không có sự liên kết vì: nội dung, ý nghĩa không thống nhất và gắn bó chặt chẽ: mỗi câu là 1 sự việc khác nhau. Bài 3 - Các từ lần lượt sẽ điền: Bà - Bà - cháu - Bà - bà - cháu - thế là. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. - Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm Bài 1: GV yêu cầu: Viết đoạn văn có sử dụng tính liên kết trong văn bản (HS đã có bài chuẩn bị từ ở nhà) - HS xung phong làm – HS khác nhận xét, bổ sung – GV chuẩn KT Bài 2: Cho đoạn văn sau: Trước sân trường làng Mĩ Lí dày đặc cả người. Người nào áo quần cũng sạch sẽ, gương mặt cũng vui tươi và sáng sủa. Trước đó mấy hôm, lúc đi ngang qua làng Hoà An bẫy chim quyên với thằng Minh, tôi có ghé lại trường một lần. Lần ấy trường đối với tôi là một nơi xa lạ. Tôi đi chung quanh các lớp để nhìn qua cửa kính mấy bản đồ treo trên tường. Tôi không có cảm tưởng nào khác là nhà trường cao ráo và sạch sẽ hơn các nhà trong làng. (Thanh Tịnh, Tôi đi học) Hai đoạn văn trên có mối liên hệ liên kết như thế nào? A. Hai đoạn văn trên không có mối liên hệ gì. B. Hai đoạn văn liên kết với nhau chặt chẽ, liền mạch về mặt ý nghĩa. C. Đoạn văn phía dưới được kết nối với đoạn văn phía trên về mặt ý nghĩa thời gian. D. Cả A, B, C đều đúng Lắng nghe, tìm hiểu, nghiên cứu, trao đổi,làm bài tập, trình bày.... HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. - Phương pháp: thảo luận nhóm - GV giao nhiệm vụ mỗi bạn vẽ 1 sơ đồ tư duy và nộp tại lớp, HS chấm chéo cho nhau - GV yêu cầu HS về nhà tìm đọc lại một số tác phẩm, tìm hiểu thêm một số tài liệu và chỉ ra được sự liên kết trong từng đoạn văn trong tác phẩm ấy 4. Hướng dẫn học sinh học ở nhà: *Đối với bài cũ - Thuộc ghi nhớ, làm BT 1,2,3 (SBT/8) - Tìm hiểu phân tích tính liên kết trong một văn bản đã học. *Đối với bài mới: Chuẩn bị “Cuộc chia tay của những con búp bê.” + Đọc, tóm tắt truyện. + Xác định nội dung, tìm bố cục của văn bản. + Viết đoạn văn ngắn có liên quan đến chủ đề của văn bản..