Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 19: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Hiểu được tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Nắm vững bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. 2. Kĩ năng: Đọc, tìm hiểu văn bản Lập bố cục, từ luận điểm đến hệ thống luận cứ trong bài nghị luận để tìm hiểu và lập dàn ý cho một đề cụ thể.. 3.Thái độ: Biết ơn, trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc. Có ý thức xác định bố cục và phương pháp lập luận trước khi làm một bài văn nghị luận. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC PPDH: dạy học nhóm,nêu và giải quyết vấn đề ... KTDH: chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ,tranh luận ủng hộ phản đối,đọc tích cực, viết tích cực, hỏi và trả lời, chia nhóm,phân tích vi deo, nói tích cực,... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, ví dụ về chơi chữ, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Đọc thuộc lòng các câu tục ngữ trong bài “Tục ngữ về con người và xã hội”. Hãy trình bày ngắn gọn nội dung và nghệ thuật của bài? 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Giới thiệu ngắn gọn về tinh thần yêu nước được thể hiện ở mỗi hình ảnh sau đây. -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Dân ta có một truyền thống yêu nước nồng nàn. Suốt bốn nghìn năm lịch sử dựng nước cứu nước nhân dân ta đã chống chọi với rất nhiều kẻ thù. Dưới sự áp bức đô hộ của lũ bán nước và cướp nước, nhân dân ta đã đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược giành lấy độc lập tự do, giành lấy chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ. Những con người đứng lên chống giặc ngoại xâm trong những câu chuyện được kể lại như sự tích Thánh Gióng, cuộc khởi nghĩa bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo,... hay ói đâu xa cuộc kháng chiến trường tồn của dân tộc là hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mĩ, nhân ta đã kiên cường bất khuất... HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Bài đọc với giọng điệu như thế nào? ? Tác giả? Tác phẩm? chú thích? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản - Giọng đọc: mạch lạc, rõ ràng, dứt khoát nhưng vẫn thể hiện tình cảm, lưu ý các động từ: lướt, nhấn, có; các QHT: từ .... đến; các hình ảnh so sánh ... (1) Tác giả: (sgk) (2) Tác phẩm: - Xuất xứ: Văn bản là 1 đoạn trích trong “Báo cáo chính trị” được HCM trình bày tại ĐH lần thứ II (02/1951) của Đảng Lao động Việt Nam (nay là ĐCSVN). - Kiểu văn bản: nghị luận chứng minh - PTBĐ: Nghị luận - Vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp, thực hiện yêu cầu mục 2a,b,c. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Xác định câu chủ đề của đoạn văn và cho biết văn bản trên nghị luận về vấn đề gì? ? Tìm bố cục của bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài. Sử dụng sơ đồ để thể hiện dàn ý của bài văn. ? Để chứng minh cho vấn đề nghị luận, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp chúng theo trình tự như thế nào? - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 2d,e,g. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Trong bài văn, tinh thần yêu nước được so sánh, liên hệ với những hình ảnh nào? Tác dụng của việc sử dụng những hình ảnh ấy là gì? ? Đọc lại đoạn văn từ "Đồng bào ta ngày nay" đến "nơi lòng nồng nàn yêu nước" và trả lời các câu hỏi sau:… ? Nhận xét về nghệ thuật nghị luận của văn bản ở các phương diện sau: - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu chi tiết văn bản a. Câu chủ đề : Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước - Nghị luận về tình yêu nước của nhân dân ta. b. Bố cục bài văn : 3 phần + Đoạn 1: "Dân ta ... lũ cướp nước": Tinh thần yêu nước và truyền thống quý báu của dân tộc ta trong kháng chiến chống giặc ngoại xâm. + Đoạn 2: "Lịch sử... yêu nước": Chứng minh cho tình yêu nước của nhân dân ta trong lịch sử và cả trong hiện đại. + Đoạn 3: Còn lại: Nhiệm vụ của đảng là phát huy tinh thần yêu nước của dân tộc. - Lập dàn ý : Mở bài : Giới thiệu truyền thống yêu nước của dân tộc Thân bài : chứng minh tinh thần yêu nước qua các thời kì + Lịch sử kháng chiến qua các thời đại. + Tinh thần yêu nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Kết bài : Bổn phận của mọi người dân. c. Những luận điểm được đưa ra: Tinh thần yêu nước trong lịch sử các triều đại. Tinh thần yêu nước trong kháng chiến chống Pháp. => Các dẫn chứng trên được đưa ra theo trình tự thời gian (quá khứ - hiện tại), không gian (miền ngược – miền xuôi, trong nước – nước ngoài), … d. Hình ảnh so sánh được tác giả sử dụng : + Tinh thần yêu nước kết thành (như) một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn … + Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. =>Tác dụng : Giúp sự hình dung được sức mạnh, giá trị của lòng yêu nước được rõ ràng, cụ thể. Mở ra trách nhiệm cần phát huy sức mạnh lòng yêu nước còn tiềm ẩn. e. (1) Xác định câu mở và câu kết : + Câu mở đầu : Đồng bào ta ngày nay rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. + Câu kết đoạn : Những cử chỉ cao quý đó, tuy khác nhau nơi việc làm, nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước. (2) Cách sắp xếp dẫn chứng : theo mô hình “từ … đến” và theo trình tự : tuổi tác, khu vực, tiền tuyến, hậu phương, tầng lớp, giai cấp, … (3) Các sự việc và con người được sắp xếp theo mô hình “từ…đến” có mối quan hệ hợp lí trên các bình diện khác nhau nhưng bao quát toàn thể nhân dân Việt Nam. g. Điểm nghệ thuật nổi bật : + Bố cục chặt chẽ. + Dẫn chứng chọn lọc, trình bày hợp lí, giàu sức thuyết phục. + Cách diễn đạt trong sáng, hình ảnh so sánh độc đáo. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3a,b. - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Đọc lại bài Tinh Thần yêu nước của nhân dân ta, xem sơ đồ dưới đây theo hàng ngang, hàng dọc và nhận xét về bố cục và cách lập luận, tức phương pháp xây dựng luận điểm trong bài. ? Nhận xét về bố cục và phương pháp lập luận trong văn bản nghị luận ( Mỗi văn bản nghị luận có mấy phần, mối phần có yêu cầu gì? Để nghị luận người viết cần sử dụng những phương pháp nghị luận nào) - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về mối quan hệ giữa bố cục và lập luận a. Văn bản có 3 phần: Phần 1 – có 1 đoạn; phần 2 – có 2 đoạn; phần 3 – có 1 đoạn. - Các luận điểm chính trong bài: + Phần 1: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước – đó là truyền thống quý báu của dân tộc. + Phần 2: Hai luận điểm: Lòng yêu nước trong quá khứ, lịch sử; Lòng yêu nước trong hiện tại. + Phần 3: Nêu kết luận, trách nhiệm của chúng ta trong việc phát huy lòng yêu nước. b. Sơ đồ bố cục : A. Đặt vấn đề :Nếu vấn đề nghị luận B. Giải quyết vấn đề + Luận điểm 1:lý lẽ,dẫn chứng + Luận điểm 2;lý lẽ dẫn chứng C. Kết thúc vấn đề: Đánh giá khái quát, khẳng định thái độ, quan điểm người viết - Phương pháp lập luận: + Hàng ngang 1;2:quan hệ nhân quả + Hàng ngang 3:quan hệ tổng phân hợp + Hàng ngang 4:quan hệ suy luận tương đồng + Hàng dọc 1;2:quan hệ suy luận tương đồng theo thời gian + Hàng dọc 3:quan hệ nhân quả so sánh suy luận. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Đọc gợi ý sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới: ... ? So sánh kết luận của các lập luận trong những câu ở mục a) với các kết luận dưới đây và nhận xét về đặc điểm của luận điểm trong bản nghị luận. ? Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ra ở dưới: Học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn. - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: chia cặp, động não - GV tiếp cận trợ giúp các cặp. ?Bổ sung luận cứ cho các kết luận sau:... - Đại diện cặp trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - Gv cho h/s làm bài tập 2 - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: chia cặp, động não - GV tiếp cận trợ giúp các cặp. ? Viết tiếp kết luận cho luận cứ sau:... - Đại diện cặp trình bày. - GV chuẩn kiến thức. a. (1) Xác định luận cứ, kết luận: Luận cứ Kết luận Hôm nay trời mưa chúng ta không đi chơi công viên nữa Em thích đọc sách vì em học được rất nhiều điều em thích đọc sách Trời nóng quá đi ăn kem đi (2) Mối quan hệ giữ luận cứ và kết luận vô cùng chặt chẽ hay nói cách khác luận cứ chính là nguyên nhân để đưa đến kết luận. (3) Vị trí của luận cứ và luận điểm có thể thay đổi được cho nhau. Ví dụ: Chúng ta không đi chơi công viên nữa, (vì) hôm nay trời mưa. b. Đặc điểm cơ bản của luận điểm: + Ngắn gọn + Có tính khái quát cao. + Có ý nghĩa phổ biến đối với xã hội. + Phương pháp luận mang tính xã hội chặt chẽ. c. (1) Tư tưởng được nêu: Vai trò cơ bản của việc học đối với một nhân tài. - Luận điểm chính: học cơ bản mới có thể trở thành tài lớn nói khác đi để trở thành người tài giỏi cần học từ những điều đơn giản, cơ bản nhất. - Những câu mang luận điểm: + Ở đời có nhiều người đi học nhưng ít ai biết học cho thành tài + Tác giả nêu truyện Lê-ô-na đơ Vanh-xi học về trứng... + Chỉ ai chịu khó luyện tập trong động tác cơ bản thật tốt thật tình thì mới có tiền đồ. (2) Bố cục gồm 3 phần: - Mở bài : câu đầu “Ở đời…cho thành tài”. - Thân bài : “Danh họa….Phục hưng” + Câu chuyện : đóng vai trò minh họa cho luận điểm chính + Phép lập luận : suy luận nhân quả - Kết bài : phần còn lại => Cách lập luận : Phép lập luận : suy luận cụ thể - khái quát kết hợp suy luận nhân quả : nhân là cách học – quả là thành công. 2. Bổ sung luận cứ a. … vì ở trường em học được rất nhiều điều thú vị b. … bởi từ đó mọi người sẽ không mình nữa c. Mệt quá, ….. d. Vì chưa hiểu mọi chuyện …. e. Em đã đi rất nhiều vùng đất nên …. 3. Viết kết luận cho luận cứ: a. ….., ra ngoài chơi thôi. b. ….., nhất định phải học cho xong mới được c. …….. khiến người khác vô cùng khó chịu d. …… nên tự giác đi thôi e. ….. sau này chắc sẽ trở thành một cầu thủ giỏi HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Giới thiệu về quốc kì quốc ca Việt Nam. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Tìm trên mạng thêm các phương pháp thường được sử dụng trong bài văn nghị luận và các bài bình luận trên VTV1. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)