Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Thêm trạng ngữ cho câu- câu đặc biệt. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 2. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn:…/…/20… Ngày dạy:…/…/20… BÀI 20: THÊM TRẠNG NGỮ CHO CÂU – CÂU ĐẶC BIỆT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Nhận biết được khái niệm trạng ngữ trong câu. Ôn lại các loại trạng ngữ đó học ở bậc tiểu học Hiểu được khái niệm, tác dụng câu đặc biệt. Phân tích được câu đặc biệt trong văn bản. 2. Kĩ năng: Vận dụng trạng ngữ trong nói và viết Nhận biết, phân tich, sử dụng được câu đặc biệt trong nói và viếtcho phù hợp. 3.Thái độ: Có ý thức sử dụng trạng ngữ trong nói và viết cho phù hợp Yêu, thích khám phá cái hay của tiếng việt. 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC PPDH: dạy học nhóm, nêu và giải quyết vấn đề.... KTDH: chia sẻ nhóm đôi, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ,tranh luận ủng hộ phản đối,đọc tích cực, viết tích cực, hỏi và trả lời, chia nhóm,... III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, chuẩn bị dụng cụ dạy học… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Đọc thuộc một đoạn bài thơ “tiếng gà trưa”. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ? Câu 2: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tiếng gà trưa " 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? ? Đặt câu theo nội dung đề tài bằng cấu trúc chỉ bao gồm chủ ngữ và vị ngữ? - Thêm trạng ngữ cho các câu đã đặt. - Đại diện mỗi nhóm sẽ đọc to các câu đã được thêm trạng ngữ. -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Ví dụ: Câu chỉ có C-V: Em đi học Thêm trạng ngữ: Hôm nay, em đi học. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu mục 1a,b,c,d. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Hoàn thành bảng sau và cho biết : Trạng ngữ có thể bổ sung cho câu những nội dung gì ? ? Dựa vào kiến thức đã học ở Tiểu học , hãy xác định trạng ngữ và nội dung thông tin mà trạng ngữ bổ sung cho câu trong đoạn trích sau : ? Ở mỗi câu có trạng ngữ, em có thể chuyển trạng ngữ sang những vị trí nào trong câu ? ? Chỉ ra công dụng của thành phần trạng ngữ trong các câu dưới đây : - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 1. Tìm hiểu về thêm trạng ngữ cho câu a. Điền vào ô trống: + Đúng: 1, 2, 3, 5, 7, 8. + Sai: 4, 6. b. Xác định trạng ngữ: + Dưới bóng tre xanh + Đã từ rất lâu đời + Đời đời kiếp kiếp + Đã từ nghìn đời nay - Trạng ngữ bổ sung cho nội dung thiếu: + Dưới bóng tre xanh => Xác định địa điểm + đã từ rất lâu đời => Xác đinh thời gian + đời đời kiếp kiếp => Xác đinh thời gian + đã từ nghìn đời nay => Xác đinh thời gian c. Có thể chuyển trạng ngữ vào 3 vị trí khác nhau trong câu: + Đầu câu. VD: Hôm qua,em được mẹ cho đi chơi vườn thú + Giữa chủ ngữ và vị ngữ. VD: Em hôm qua được mẹ cho đi chợ tết. + Cuối câu. VD: Em được mẹ cho đi chợ tết vào hôm qua. d. Công dụng: + Thường thường vào khoảng thời gian đó => Chỉ thời gian + Sáng dậy => Chỉ thời gian + Trên giàn hoa li => Chỉ nơi chốn + Chỉ độ tám chín giờ sáng => Chỉ thời gian + Trên nền trời trong trong => Chỉ nơi chốn + Về mùa đông => Chỉ thời gian - GV cho hs hoạt động cặp thực hiện yêu cầu mục 2a,b,c,d. - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày ? Câu in đậm có cấu tạo như thế nào ? Lựa chọn phương án trả lời đúng: ? Nếu gọi câu in đậm ở mục a) là câu đặc biệt thì dòng nào sau đây có thể xem là khái niệm về câu đặc biệt ? ? Kẻ bảng sau vào vở rồi đánh dấu (x) vào ô thích hợp . ? Ghi tổng kết về tác dụng của câu đặc biệt trong giao tiếp. - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu câu đặc biệt a. Chọn: (3) Đó là một câu không xác định được chủ ngữ và vị ngữ b. Chọn: (2) Câu đặc biệt là loại câu không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ- vị ngữ. c. + Một đêm mùa xuân - Xác định thời gian, nơi chốn. + Tiếng rao. Tiếng vỗ tay - Liệt kê , thông báo về sự tồn tại của sự vật hiện tượng + “ Trời ơi” – bộc lộ cảm xúc. + -Sơn! Em Sơn! Sơn ơi! -Chị An ơi! – Gọi đáp. d. Tác dụng câu rút gọn + Xác định thời gian, nơi chốn + Liệt kê, thông báo về sự có mặt của sự vật, hiện tượng + Bộc lộ cảm xúc + Gọi đáp HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1a,b,c. - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Bốn câu sau đều có cụm từ mùa xuân. Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân là trạng ngữ. Trong những câu còn lại , cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì ? ? Tìm thành phần trạng ngữ trong các đoạn chính dưới đây : ? Nêu công dụng của trạng ngữ trong các đoạn trích sau đây : - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 2a,b,c. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Xác định câu đặc biệt trong các trường hợp dưới đây và nêu tác dụng của nó. - Đại diện cặp trình bày. - GV chuẩn kiến thức. a. Mùa xuân đóng vai trò: (1) Chủ ngữ (2) Trạng ngữ (3) Vị ngữ (4) Trạng ngữ b. Trạng ngữ là: (1) +... như bái trước mùa về của một thức quả thanh nhã và tinh khiết. + ... khi đi qua những đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa non tươi. + Trong cái vỏ xanh kia... + Dưới ánh nắng.... (2) ... với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây. c. Công dụng của trạng ngữ: Bổ sung thông tin và các luận cứ giúp các câu văn liền mạch, rõ ràng 2. Câu đặc biệt là: a. + Ba giây...Bốn giây...=> Tác dụng: xác định gợi tả thời gian + Lâu quá! => Tác dụng: bộc lộ trạng thái cảm xúc b. Một hồi còi => Tác dụng: thông báo về sự xuất hiện của sự vật c. Lá ơi => Tác dụng: gọi đáp. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Ghi nhật kí để rèn luyện khả năng viết tiếng Việt. Chú ý sử dụng đa dạng các loại trạng ngữ trong các câu văn. 2. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3-5 dòng ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương, đất nước, trong đó có sử dụng trạng ngữ để mở rộng câu. Chỉ ra các trạng ngữ và giải thích vì sao cần thêm trạng ngữ trong những trường hợp ấy. 3. Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3-5 câu ) về chủ đề tình bạn trong đó sử dụng câu đặc biệt. Gạch chân câu đặc biệt đó. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Sưu tầm và ghi lại những đoạn văn, đoạn thơ có sử dụng trạng ngữ hoặc câu đặc biêt. 4. Hướng dẫn về nhà ( 1 phút) a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)