Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Tiếng gà trưa. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..
Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: … /…/20… BÀI 13: TIẾNG GÀ TRƯA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức: Chỉ ra được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, phát hiện và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh thơ, câu thơ, từ ngữ tiêu biểu; hiểu và trình bày được vẻ đẹp trong sáng, giản dị, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa. Nêu được các khái niệm, tác dụng, các dạng điệp ngữ và sử dụng hiệu quả điệp ngữ trong các tình huống nói/ viết cụ thể. Phát biểu miệng những cảm nghĩ của mình về một tác phẩm văn học. Nhận biết luật thơ lục bát và bước đầu biết cách làm thơ lục bát đúng luật. 2. Kĩ năng: Đọc hiểu thơ hiện đại Việt Nam. Rèn kĩ năng nhận diện và sử dụng điệp ngữ. Tập làm thơ lục bát. 3.Thái độ: Yêu mến và trân trọng tình cảm gia đình (tình cảm bà cháu), lòng yêu quê hương, đất nước Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân. Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận. III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, sưu tầm sách liên quan về hoàn cảnh ra đời của bài thơ, một số ví dụ về điệp ngữ , thơ lục bát, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) • Câu 1: Em hãy so sánh điểm giống và khác nhau giữa bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng giêng. • Câu 2: Em hãy phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê, Cảnh khuya 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh kết nối vào bài học mới. - Phương pháp: vấn đáp, nhóm. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC -GV giao nhiệm vụ cho hs thảo luận câu hỏi mục A/81 - HĐ: nhóm -PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. ? Khổ thơ sau nói về nội dung cảm xúc gì? ? Chia sẻ 1 kỉ niệm của em đc gợi ra từ khổ thơ trên. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chốt, dẫn vào bài mới. 1. Khổ thơ về tình bà cháu thắm thiết , những kỉ niệm hai bà cháu đã khắc sâu vào tâm trí , chắc rằng khổ thơ này được viết ra trong cảm xúc buồn , muốn quay về những ngày ấu thơ bên cạnh bà 2. Một kỉ niệm đáng nhớ với bà đó chính là những ngày mình được bà dắt đi cùng bà bán nón ở chợ mỗi phiên chợ lớn mở. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Chỉ ra được mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, phát hiện và phân tích được ý nghĩa của những hình ảnh thơ, câu thơ, từ ngữ tiêu biểu; hiểu và trình bày được vẻ đẹp trong sáng, giản dị, đằm thắm của những kỉ niệm về tuổi thơ và tình cảm bà cháu trong bài Tiếng gà trưa. + Nêu được khái niệm, tác dụng, các dang điệp ngữ và sử dụng hiệu quả điệp ngữ trong các tình huống nói, viết cụ thể. + Nhận biết luật thơ lục bát và bước đầu biết cách làm thơ lục bát đúng luật. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… Hoạt động 1: - Gv hỏi hs trả lời ? Với văn bản cần có giọng đọc như thế nào để hấp dẫn người đọc người nghe? - Giáo viên yêu cầu hs đọc - Yêu cầu h/s nhận xét, Gv nhận xét bổ sung. - Gv cho hs hoạt động chung cả lớp tìm hiểu về tác giả. Hoạt động 2: - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi câu hỏi: ? Thể thơ? ? Phương thức biểu đạt? ? Hoàn cảnh sáng tác? - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản Giọng đọc: vui , ấm áp, bồi hồi. Phân biệt lời mắng của bà với lời kể, tả của nhà thơ. * Tác giả: Xuân Quỳnh (1942-1988) - Quê: làng La Khê, Hà Đông, Hà Tây... - Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày. *Tác phẩm: - Thể thơ: ngũ ngôn - Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm - Hoàn cảnh: thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp , in trong tập hoa dọc chiến hào Hoạt động 1: - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận câu hỏi mục B/2a,b,c/83. - HĐ: nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. a. Cảm xúc của nhà thơ được khơi gợi từ sự việc nào? Theo âm thanh của " tiếng gà trưa", hãy ghi lại mạch cảm xúc của tác giả bài thơ? b. Từ "tiếng gà trưa", những hình ảnh và kỉ niệm nào của tuổi thơ đã sống dậy một cách cụ thể và xúc động trong tâm trí nhà thơ? Điều đó giúp em nhận ra những tình cảm nào của người viết. c. Em cảm nhận được gì về hình tượng người bà và tình cảm của bà cháu trong bài thơ? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 2.d,e/83 -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? … Em tán thành vs ý kiến nào. Vì sao? ? Theo em, bài thơ có gì đặc sắc, độc đáo về thể thơ, ngôn từ thơ, cách gieo vần, hình ảnh thơ, các biện pháp nghệ thuật?... - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. 2. Tìm hiểu văn bản a. Cảm xúc của nhà thơ được gợi từ âm thanh của gà trưa . - Tiếng gà trưa đã gợi lại những kỉ niệm thưở ấu thơ b. Từ tiếng gà trưa những hình ảnh và kỉ niệm được sống lại là: + Hình ảnh những con gà mái mơ , mái vàng đẹp đẽ + Hình ảnh người bà với tất cả sự gần gũi , thương yêu + Những giấc mơ tuổi thơ thất đáng yêu của cháu . => Gợi tình cảm thương nhớ bà cùng những kỉ niệm thưở ấu thơ . c. Hình ảnh người bà - lời bà : Có tiếng bà vẫn mắng : Gà đẻ mà mày nhìn Rồi sau này lang mặt => Lời mắng yêu vì bà muốn cháu mình sau này xinh đẹp, hạnh phúc => Tình yêu cháu tha thiết , giản dị , sâu sắc => Tay bà khum soi trứng => Hình ảnh người bà chịu thương chịu khó với những vất vả lo toan trong cuộc sống. Bà lo đàn gà toi Mong trời....muối Tình yêu thương giản dị, thầm lặng của người bà dành cho cháu ->bà: tần tảo, hết lòng yêu quý con cháu. d. Tán thành ý kiến hai. Vì bài thơ thể hiện tình bà cháu, tình gia đình, tình yêu tổ quốc, đất nước. e. Nghệ thuật Thể thơ năm chữ, có câu chỉ ba tiếng phù hợp với tình cảm của nhân vật trữ tình, điệp từ. => gợi lại hình ảnh trong kỉ niệm thưở ấu thơ, gọi người chiến sĩ về với kỉ niệm thưở ấu thơ và tình cảm với bà, gia đình, quê hương đất nước. Hoạt động 1 : - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận câu hỏi mục B/3a,b,c/83. - HĐ: nhóm -PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan - KT: chia nhóm, động não - GV quan sát, theo dõi tiếp cận giúp đỡ các nhóm. ? Trong bài tiếng gà trưa từ nào được lặp đi lặp lại nhiều lần? ? Theo em tác dụng của việc lặp đi lặp lại những từ ngữ ấy là gì? ? Hoàn thiện nhận định về điệp ngữ? - Đại diện các nhóm trình bày kq. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2 : - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 3.d/84 -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? Hãy nối các dạng điệp ngữ trên bới các ví dụ minh họa mà em cho là phù hợp, từ đó nêu cách hiểu của em về từng dạng điệp ngữ ? - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về điệp ngữ a. Tiếng gà trưa lặp đi lặp lại bốn lần. Từ nghe, vì cũng lặp đi lặp lại . b. Tác dụng : Gợi lại những kỉ niệm thưở ấu thơ. Nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người cháu. c. Điệp ngữ là biện pháp lặp đi lặp lại từ ngữ để làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh. d. Phân loại: ba loại 1- c 2 - a 3 - b - Hs đọc thông tin mục 3.a: chia sẻ những đăc điểm cơ bản của thể thơ lục bát. Hoạt động 2: - GV yêu cầu hs hoạt động cặp đôi yêu cầu mục 4.b/85 -PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não ? Văn bản trên được viết theo thể nào? Vì sao em biết? ? Dựa vào mô hình nêu ở mục a, hãy kẻ bảng và điền các kí hiệu B,T,V ứng với mỗi tiếng của văn bản này. ? Em có nhận xét gì về thanh điệu của các tiếng thứ sáu và tiếng thứ tám trong câu 8? ? Hãy nêu nhận xét của em về vị trí vần trong văn bản? - HS kiểm tra chéo bài của nhau.. đại diện hs trả lời. - Gv chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu thơ lục bát a. Đặc điểm thơ lục bát (sgk) 1. Văn bản viết theo thể thơ lục bát . - Vì câu đầu 6 tiếng. Câu sau 8 tiếng 2. Kí hiệu bằng, trắc Tiếng Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 6 - B - T - BV 8 - B - T - BV - BV 6 - B - T - BV 8 - B - T - BV - BV 3. Trong câu tám, tiếng thứ sáu là thanh huyền (trầm), tiếng thứ tám là thanh ngang. 4. Nhận xét vần: Tiếng cuối của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu 8 , tiếng cuối của câu 8 hiệp vần với tiếng cuối của câu 6 và tiếng cuối của câu 6 hiệp vần với tiếng thứ sáu của câu 8. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được. - Phương pháp: hoạt động cá nhân, cặp đôi, vấn đáp… Hoạt động 1: - Gv yêu cầu hs hoàn thành bài tập 1/85. - HĐ: cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, viết - KT: động não, trình bày ? Em thích hình ảnh thơ/ câu thơ/ khổ thơ nào nhất trong bài Tiếng gà trưa? Vì sao? ? Viết đoạn văn (khoảng 5-7 câu) nêu cảm nghĩ của em về tình bà cháu trong bài thơ Tiếng gà trưa? - Gv gọi đại diện hs trả lời - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - Gv yêu cầu hs hoàn thành bài tập 2/85- 86. - HĐ: cặp đôi - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, viết - KT: động não, trình bày ? Hãy điệp ngữ trong những đoạn trích sau đây và cho biết giá trị biểu đạt của nó: (sgk) ? Tìm và xác định dạng điệp ngữ trong các trường hợp sau: (sgk) - Gv gọi đại diện một số cặp trả lời - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - HĐ: cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề, trực quan, viết - KT: động não, trình bày, thuyết trình ? Phát biểu cảm nghĩ về một trong hai bài thơ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng Hồ Chí Minh? - Gv gọi đại diện hs trả lời - Gv chuẩn kiến thức. Hoạt động 4: - Hs hoạt động cặp đôi yêu cầu C.4,a/87 - HS trao đổi chéo bài kiểm tra cho nhau ? Theo em, những câu lục bát sau sai ở đâu? Hãy sửa lại cho đúng? - Gv gọi đại diện cặp báo cáo, cặp khác chia sẻ, gv chốt trên màn chiếu Hoạt động 5: - Tổ chức hs thi làm thơ lục bát - Trò chơi thi làm làm thơ lớp chia thành hai đội, một đội xướng câu lục , đội kia làm câu bát và ngược lại , đội nào không làm được tiệp là thua. a. Em thích nhất khổ đầu Vì khổ đầu là những rung cảm ban đầu của người lính khi nghe tiếng gà trưa. Âm thanh của tiếng gà cục tác làm cho người chiến sĩ cảm thấy thiên nhiên xung quanh mình như đẹp hơn, tiếp thêm sức mạnh để anh vững bước hành quan, khơi gợi những kỉ niệm thưở ấu thơ. b. Viết đoạn văn: Trên chặng đường hành quân vất vả, dừng chân nghỉ giải lao bên làng quê thanh bình, tiếng gà trưa văng vẳng đã gợi lại những kí ức tuổi thơ của cháu bên bà. Bà hiện lên hiền từ như bà tiên trong câu chuyện cổ tích. Những quả trứng hồng bên ổ rơm vàng óng của gà mái vàng, mái mơ của bà chăm chút đầy yêu thương. Những tiếng mắng đầy yêu thương, những lo lắng của bà khi đàn gà trời giá rét, cũng chỉ mong cho cháu có một cuộc sống đủ đầy hơn. Những vất vả, tảo tần của bà ngày nào để giờ đây cháu được khôn lớn, trưởng thành. Bà ơi, cháu sẽ quyết tâm chiến đấu, để cuộc sống yên bình sẽ còn mãi trên làng quê thân thương. a. điệp ngữ : đi cấy, trông b. điệp ngữ, các dạng điệp ngữ + tiếng: quãng cách + lồng: quãng cách + chưa ngủ: điệp ngữ chuyển tiếp + xa nhau: điệp ngữ cách quãng 3. a. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học em yêu thích b.Chuẩn bị -Tìm ý phát biểu Lập dàn ý Chuẩn bị đoạn văn, bài văn phát biểu - Mở bài: giới thiệu tác phẩm rằm tháng giêng là một bài thơ ….. bài thơ được Bác viết vào thời kì…. ấn tượng cảm xúc của mình : đọc bài thơ em cảm thấy …. Rằm tháng giêng sâu sắc và thú vị vì …. Thân bài: yêu cầu hs viết đoạn Kết bài: Bài thơ cho ta thấy Bác là một nhà cách mạng , một nhà thơ ….. Đọc bài thơ, ta thấy Bác là một nghệ sĩ yêu cái đẹp và sáng tạo cái đẹp cho đời … c.Thực hành phát biểu. 4. Lỗi sai và sửa: + Sai: bòng, tiến lên hàng đầu + Sửa: xoài, để thành trò ngoan HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện Câu 1. Làm hai câu thơ lục bát thể hiện tình cảm của em với ông , bà ….. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - Gv giao hiệm vụ cho hs về nhà thực hiện Câu 1. Sưu tầm một số bài thơ thể hiện tình cảm bà cháu 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)