Dưới đây là mẫu giáo án vnen bài Một thứ quà của lúa non: Cốm. Bài học nằm trong chương trình vnen ngữ văn 7 tập 1. Bài mẫu có: văn bản text, file PDF, file word đính kèm. Thầy cô giáo có thể tải về để tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích..

Ngày soạn: …/…/20… Ngày dạy: …/…/20… BÀI 14: MỘT THỨ QUÀ CỦA LÚA NON: CỐM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức  Chỉ ra được những từ ngữ, hình ảnh thể hiện phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc; trình bày được cảm nhận của cá nhân về sự tinh tế, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam.  Hiểu và phân tích được khái niệm chơi chữ, các cách chơi chữ; thấy và phân tích được cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ và biết cách sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.  Hiểu được yêu cầu của việc sử dụng từ và biết cách sử dụng từ đúng chuẩn mực trong giao tiếp.  Tự đánh giá được năng lực làm văn biểu cảm về một con người qua bài viết của mình; tự sửa chữa những chỗ chưa đạt yêu cầu. 2. Kĩ năng:  Rèn kĩ năng đọc hiểu văn bản tùy bút.  Nhận biết được các cách chơi chữ, sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp.  Biết cách sử dụng từ đúng chuẩn mực.  Tự đánh giá được năng lực làm văn biểu cảm. 3.Thái độ:  Yêu mến và trân trọng những giá trị truyền thống của dân tộc.  Giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt 4. Định hướng hình thành phát triển năng lực  Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, tự quản bản thân.  Năng lực giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, thưởng thức văn học. II. PHƯƠNG PHÁP TRỌNG TÂM  Nêu vấn đề, gợi mở, vấn đáp, thảo luận nhóm, trình bày một phút kết quả thảo luận III. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 1. Giáo viên: Đọc kĩ sách hướng dẫn và lập kế hoạch chi tiết cho bài học, một số hình ảnh về cốm, ví dụ về chơi chữ, bảng phụ… 2. Học sinh: đọc kĩ văn bản, soạn bài theo hướng dẫn về nhà của GV. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC 1. Ổn định lớp (1 phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3 phút) Câu 1: Đọc thuộc một đoạn bài thơ “tiếng gà trưa”. Em cảm nhận được gì về hình ảnh người bà và tình cảm bà cháu dược thể hiện trong bài thơ? Câu 2: Trình bày giá trị nội dung và nghệ thuật trong " Tiếng gà trưa " 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG - Mục tiêu: tạo hứng thú, tâm thế cho học sinh kết nối vào bài học mới. - Phương pháp: hoạt động nhóm HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não -GV cho hs thực hiện yêu cầu mục A? - Các bức tranh khiến em nghĩ đến thứ quà nào? Chia sẻ về thứ quà đó? -HS trao đổi thảo luận. gv quan sát tiếp cận giúp đỡ - Đại diện nhóm trình bày. Các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức, chuyển ý. Thứ quà đó là: Cốm Một số thông tin về cốm: + Cốm là một thứ quà ngon nổi tiếng, thứ quà của lúa non, đặc sản của Hà Nội. + Cốm có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng, một năm có hai vụ: vụ chiêm chỉ có cốm vào tháng tư. + Cốm mang hương vị tất cả sự đảm đang, cần cù và sáng tạo của người dân làm nông nghiệp. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC - Mục tiêu: + Chỉ ra được những từ ngữ, hình ảnh thể hiện phong vị đặc sắc, nét đẹp văn hóa trong một thứ quà độc đáo và giản dị của dân tộc; trình bày được cảm nhận của cá nhân về sự tinh tế, nhẹ nhàng, giàu cảm xúc trong lối văn tùy bút của Thạch Lam. + Hiểu và phân tích được khái niệm chơi chữ, các cách chơi chữ; thấy và phân tích được cái hay, cái đẹp của phép chơi chữ và biết cách sử dụng phép chơi chữ trong giao tiếp. + Hiểu được yêu cầu của việc sử dụng từ và biết cách sử dụng từ đúng chuẩn mực trong giao tiếp. - Phương pháp: thuyết trình, pháp vấn, gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, giảng bình, thảo luận nhóm… - Gv cho hs hoạt động cặp tìm hiểu về tác giả tác phẩm. - HĐ : cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Tác giả? Thể loại? chú thích? - Đại diện nhóm trả lời. nhận xét - GV chuẩn kiến thức. 1. Đọc văn bản * Tác giả: - Thạch Lam (1910-1942). Quê Hà Nội. - Thành viên nhóm Tự lực văn đoàn. - Sở trường là truyện ngắn. *Tác phẩm: - Rút từ tập: HN băm sáu phố phường (1943). - Thể loại: tùy bút - Chú thích: sgk Hoạt động 1: - GV cho hs hoạt động cặp tìm hiểu Phương thức biểu đạt và bố cục: - HĐ: cặp - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan - KT: động não, trình bày 1 phút ? Bài tùy bút này nói về điều gì? Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản. Phương thức nào là chính? ? Dựa vào mạch cảm xúc , suy nghĩ của tác giả, em hãy đề xuất cách chia bố cục của văn bản và đặt tên cho các phần. - Hs đại diện tra lời, gv nhận xét, chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục c, d, e/91 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Đọc hai đoạn đầu của văn bản và trả lời câu hỏi: (sgk) ? Đọc đoạn văn thứ hai và trả lời câu hỏi : (sgk) ? Đọc đoạn văn thứ ba và trả lời câu hỏi : (sgk) ? Đọc đoạn văn cuối và trả lời câu hỏi: (sgk) - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục g,h/91 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ ? Theo em, văn bản muốn gửi đến người đọc những thông điệp gì ? ? Văn bản có những nét đặc sắc gì về nghệ thuật ? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức 2. Tìm hiểu văn bản a. Bài tuỳ bút này viết về một thứ quà của lúa non: cốm. Để nói về đối tượng ấy, tác giả đã sử dụng các phương thức miêu tả, thuyết minh, biểu cảm và bình luận. Nhưng phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm. b. Bố cục: 3 đoạn +Từ đầu->thuyền rồng: Cảm nghĩ về nguồn gốc của cốm. + Tiếp->nhũn nhặn: Cảm nghĩ về g.trị của cốm. + Còn lại: C.nghĩ về sự thưởng thức cốm. c. (1). Nhà văn gợi dẫn về cốm bằng những hình ảnh và chi tiết: Hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hạ, hương thơm ấy gợi nhắc đến hương vị của cốm - một thứ quà đặc biệt của lúa non. Hương thơm mát của lúa non và những hạt thóc nếp mang trong hương vị của ngàn hoa. (2). Những chi tiết tả màu sắc,hương vị trong đoạn văn thứ nhất: Lướt qua ,thấm nhuần, thanh nhã, tinh khiết, cánh đồng xanh ,tươi, thơm mát, vỏ xanh, trắng thơm, phảng phất, trong sạch => Tác giả đã huy động nhiều giác quan nhưng đặc biệt là khứu giác để cảm nhận hương thơm thanh khiết của cánh đồng lúa, của lá sen và của lúa non. Tác giả đã chọn lọc những từ ngữ tinh tế, cách dẫn nhập tự nhiên, gợi cảm (3). Điều làm nên sức hấp dẫn của cốm Vòng là những hạt cốm dẻo, thơm và ngon, các cô hàng cốm làng Vòng xinh xinh, áo quần gọn ghẽ, với cái dấu hiệu đặc biệt là chiếc đòn gánh cong vút hai đầu như chiếc thuyền rồng. d. (1). Cảm nhận: Chỉ bằng một câu văn, tác giả đã làm toát lên giá trị của Cốm. Đó là thứ quà rất độc đáo. Nó được làm từ sản phẩm gần gũi với người dân quê. Nó là một lễ phẩm mà cánh đồng dâng tặng con người. Hương cốm là hương của lúa, hấp thụ những tinh hoa của trời đất, là một thứ hương mộc mạc, giản dị thanh khiết của đồng quê. Cốm không chỉ là một món ăn thông thường. Nó trở thành một món quà văn hoá truyền thống, đặc biệt là với phong tục sêu tết trong hôn nhân. Vì thế, cốm đúng là một thức quà riêng biệt. (2) Cốm thích hợp với lễ vật siêu tết bởi cốm là thức dâng của đất trời, mang trong nó hương vị vừa thanh nhã vừa đậm đà hương vị của đồng quê nội cỏ. e. Thưởng thức cốm : ăn cốm không thể nào ăn vội, vừa ăn thong thả, vừa ngẫm nghĩ thì mới cảm hết được hương thơm, vị ngon, sự tươi mát của lá non, cái dịu dàng thanh đạm của thảo mộc. Dùng từ : Tác giả đã quan sát thật kĩ và nhận xét tinh tế, nhạy cảm và tỉ mỉ. Lời đề nghị của nhà văn nhẹ nhàng, trân trọng. Những từ ngữ chọn lọc ,gợi nhiều liên tưởng. g. Thông điệp : Cốm là lộc của trời, là cái khéo léo của ng, là sự cố sức tiềm tàng và sự nhẫn nại của thần lúa. => Cốm như 1 gía trị tinh thần thiêng liêng đáng được chúng ta trân trọng giữ gìn. h. Nghệ thuật : + Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt + Lời văn giàu cảm xúc + Từ ngữ chọn lọc - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV giao nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện yêu cầu mục 3/92 - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các nhóm, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Cách sử dụng từ ngữ trong mỗi ví dụ trên có gì đặc biệt? ? Cách sử dụng từ ngữ như vậy có tác dụng gì? ? Cách sử dụng từ ngữ trên được gọi là chơi chữ. Theo em thế nào là chơi chữ? - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày. Các nhóm còn lại góp ý kiến. - GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về chơi chữ a. - VD 1: sử dụng từ đồng âm “lợi” + Lợi1: ích lợi, lợi lộc. + Lợi 2,3: phần thịt bao quanh răng. -> Giống nhau về âm thanh, nhưng nghĩa lại khác xa nhau. - VD2: Ranh tướng: danh tướng -> gần âm. - VD 3: Giống nhau ở phụ âm m -> điệp âm. - VD4: Cá đối-cối đá, mèo cái-mái kèo -> nói lái - VD4: Sầu riêng:-> Từ đồng âm, từ trái nghĩa. b. Tác dụng: tạo sắc thái dí dỏm, hài hước c. Chơi chữ là: - Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước… làm cho câu văn hấp dẫn, thú vị. - HĐ : cặp yêu cầu mục 4/92, 93 - PP: nêu và giải quyết vấn đề, hợp tác, trực quan. - KT: động não, trình bày 1 phút - GV quan sát, theo dõi hoạt động của các cặp, tiếp cận những nhóm cần giúp đỡ. ? Các từ in đậm trong những câu sau đây vi phạm những chuẩn mực sử dụng từ ngữ nào: (sgk) ? Hãy thay những từ in đậm trên bằng những từ ngữ thích hợp. - GV mời h/s đồng loạt chia sẻ trong 1 phút và góp ý kiến chốt kiến thức -GV chuẩn kiến thức. 3. Tìm hiểu về chuẩn mực sử dụng từ a. Lỗi sai : - tập tẹ: sai âm, chính tả. - Sáng sủa: sai nghĩa. - ăn mặc: không đúng tính chất ngữ pháp - lãnh đạo: dùng từ không đúng sắc thái biểu cảm - khả ái: lạm dụng từ Hán Việt b. Thay từ: Tập tẹ -> tập tọe Sáng sủa -> tươi đẹp Ăn mặc -> trang phục Lãnh đạo -> cầm đầu Khả ái -> xinh xắn. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được, củng cố lại kiến thức kĩ năng. - Phương pháp: hoạt động nhóm, cá nhân. Hoạt động 1: - Gv cho h/s làm bài tập 1/93 - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT:chia nhóm, động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Tìm và phân tích một số ví dụ trong bài tùy bút Một thứ quà của lúa non:... - Đại diện nhóm trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 2: Gv cho h/s làm bài tập 3/93 - HĐ : cá nhân - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Phân tích lối chơi chữ được sử dụng trong mỗi câu sau: - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. Hoạt động 3: Gv cho h/s làm bài tập 3/93 - HĐ : nhóm - PP: nêu và giải quyết vấn đề - KT: động não - GV tiếp cận trợ giúp các nhóm. ? Hãy xếp nhưng câu dưới đây vào các ô cho phù hợp: - Đại diện học sinh trình bày. - GV chuẩn kiến thức. 1. Ngòi bút Thạch Lam thiên về cảm giác tinh tế, nhẹ nhang mà sâu sắc: - “Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ”: lời văn giúp ta cảm nhận được bước đi của gió dường như cũng thật nhẹ nhang mà ý vị. - “Cô hàng cốm xinh xinh, áo quần gọn ghẽ…thuyền rồng”: vẻ đẹp nhẹ nhang tinh khiết, thanh nhã, trong trẻo, thấm đầy tính văn hóa… 3. Lối chơi chữ: a. lối chơi chữ trại âm (gần âm) b. lối chơi chữ dùng lối nói lái c. lối chơi chữ điệp âm (điệp âm “m”). 4. Sắp xếp vào ô: - Sử dụng từ không đúng âm, đúng chính tả: d - Sử dụng từ không đúng nghĩa: e - Sử dụng từ không đúng tính chất ngữ pháp: g,i - Sử dụng từ không đúng sắc thái biểu cảm, không phù hợp với tình huống giao tiếp: h - Lạm dụng từ địa phương, từ Hán Việt: a, k HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Thạch Lam cho rằng: “cốm không phải thức quà của ng ăn vội”. theo em trong cs hiện đại hối hả ngày nay, cốm và vc thưởng thức cốm có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những nét văn hóa truyền thống của dân tộc? 2. Hãy giải thích các câu đố: - Con gì càng to càng nhỏ. - Bệnh gì bác sĩ bó tay? 3. Bài thơ của Bác Hồ đã dùng lối chơi chữ nào? 4. Đọc truyện cười: Hãy giải thích vì sao cuộc giao tiếp trên không mang lại hiệu quả. Từ đó e rút ra bài học gì? HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, MỞ RỘNG - GV giao nhiệm vụ cho từng cá nhận về nhà thực hiện yêu cầu 1. Đọc văn bản 2. Tìm 5-10 lỗi sử dụng từ mà em gặp trong giao tiếp. chỉ ra nguyên nhân và đề xuất cách chữa lỗi đó? 4. Hướng dẫn về nhà a. Học bài cũ: Học thuộc ….., làm bài tập….. b. Chuẩn bị bài mới: Soạn bài tiếp theo…. (nêu tên bài mới)